NGỠ NGÀNG VỚI NHỮNG ĐẶC SẮC CHỈ CÓ TẠI XỨ HUẾ MỘNG MƠ QUA DANH SÁCH SAU

Huế đã quá nổi tiếng trong lòng khách du lịch từ khắp mọi nơi. Thế nhưng, nổi tiếng là thế nhưng chưa chắc bạn đã biết được hết những đặc sắc mà bạn nên trải nghiệm 1 lần tại xứ Huế. Cùng xem đó là những gì nhé!

1.      Áo dài cung đình Huế

Áo dài cung đình Huế từ lâu đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt, mỗi người con gái Việt. Áo dài Huế xưa được cách tân từ chiếc áo dài xứ Bắc xưa xẻ giữa thân trước thành hai vạt không có khuy, đến chiếc áo dài đàng trong mà vạt được xẻ thành tà áo. Điểm đặc biệt của áo dài Huế không dài chấm gót cũng không xẻ tà quá cao, cổ áo cao vừa phải, đường eo cũng được chiết ôm lấy những đường cong thanh mảnh, tinh tế của người phụ nữ nhưng lại không quá bó sát.
Con gái Huế xem Áo dài cung đình Huế là trang phục thường ngày chứ không chỉ để sử dụng vào lễ, Tết hay những sự kiện quan trọng. Đặc biệt, áo dài tím Huế đã đi vào thơ ca Việt Nam rất nhiều. Màu tím – khiến cho người phụ nữ Huế vừa có nét thanh lịch lại sang trọng khiêm tốn, trầm lắng nhưng có gì đó cũng vô cùng bí ẩn. Ngày nay, với cách phối màu hiện đại và phá cách với những họa tiết trang trí hiện đại, áo dài cung đình Huế có thể ứng dụng và trở thành áo dài cưới sang trọng cho những cô dâu hoài cổ, yêu thích sự kín đáo thâm trầm.

2.      Tượng phật đứng Huế   

Một trong những đặc sắc tiếp theo mà không phải nơi nào cũng có được đó là tượng phật đứng Huế. Chắc hẳn ai cũng biết từ lâu Huế đã là cái nôi của tâm linh. Được tọa lạc trên ngọn núi Tứ Tượng, xung quanh là rừng thông xanh ngát, tượng Phật đứng Huế uy nghiêm, hiền từ. Khi nhìn tượng, bao buồn phiền của bạn sẽ hóa hư không, chỉ còn lại cảm giác thanh tịnh, nhẹ nhàng và thanh thản trong tâm hồn. Khi lên đãnh lễ, Phật Tử, khách thăm viếng có thể mua nước, hương để làm lễ. Nước để xin sức khỏe, uống vào những tinh hoa đất trời, hương để thỉnh lễ khi cầu nguyện.

3.      Đàn Nam Giao Huế

Đàn Nam Giao là nơi các vua Nguyễn tế trời và hình hài còn khá nguyên vẹn, với rừng thông xanh bao bọc quanh đàn. Đàn gồm 3 tầng, xây chồng lên nhau, tượng trung cho “tam tài“: thiên, địa, nhân. Tầng trên cùng hình tròn - Viên Đàn - tượng trưng cho trời, xung quanh có lan can quét vôi màu xanh. Khi bạn đến tham quan đàn Nam Giao Huế, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh như Trai Cung (dành cho vua vào nghỉ ngơi trai giới trước khi tế vài ngày), Thần Trù (nhà bếp, nơi chuẩn bị các con vật cúng tế), Thần Khố (kho chứa đồ dùng cho cuộc tế) và một số công trình phụ khác. 

4.      Mắm tôm chua Huế

Nhắc đến Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến món cơm Hến, bún bò, nhưng sẽ là bất công nếu không nhớ đến món mắm tôm chua Huế… Ở Việt Nam có rất nhiều vùng có món này nhưng đặc biệt mắm tôm chua Huế nổi bật hơn cả. Người ta thường chọn con tôm đất từ tháng 2 và tháng 10 vì có vị tươi ngon đậm đà, từ tháng 3 đến tháng 5 nở rộ loại tôm rằn, tôm sú lớn con, nhiều thịt và cũng ngon không kém, riêng tôm gân quanh năm mùa nào cũng có…
Theo nhiều người, mắm tôm chua Huế là sự tổng hòa giữa truyền thống và hiện đại: vị cay nồng của gia vị, giữa sắc trắng của cơm nếp, màu vàng nhạt của măng, riềng, tỏi, màu đỏ của ớt và tôm chín với đủ các vị chua, cay, ngọt, bùi…, kết tinh thành một món ăn thể hiện sự tinh tế của người Huế mà không phải vùng nào cũng có thể có được

5.      Hò giã gạo Huế

Hò giã gạo Huế ngày nay được xem là văn hóa dân gian nổi tiếng trong nước. Hò giã gạo có thể ra đời khá lâu. Hò giã gạo gắn với việc giã gạo bằng chày tay hoặc chày vồ. Do tình hình công nghiệp hoá, những thập niên của cuối thế kỉ XX, hò giã gạo gần như tách rời khỏi môi trường sinh ra nó và đang trên đà trở thành một loại hình dân ca sân khấu dân gian trong những dịp lễ hội ở nông thôn và đô thị.

6.      Lễ hội festival Huế

Lễ Hội Festival Huế qui tụ những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn của những vùng văn hoá tiêu biểu của Việt Nam và các nước. Đây là dịp để quảng bá Huế- cố đô xinh đẹp của Việt Nam. Huế đã có 5 Di sản đã được UNESCO công nhận: Quần thể di tích cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2010), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016). Đặc biệt, Festival năm nay sẽ có nhiều màu sắc mới mẻ, đặc sắc từ mọi miền tổ quốc hơn.

7.      Nhạc cung đình Huế

Đến Huế mà không bỏ thời gian nghe nhã nhạc cung đình Huế thì thật là phí. Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ và mang lại sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ cung đình như Tế Giao, Tế miếu, Lễ Đại triều, Thường triều... Chắc hẳn ai cũng biết rằng nhã nhạc Việt Nam đã được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Huế song hành một lúc hai di sản văn hóa thế giới: vật thể và phi vật thể, đã đánh dấu một bước ngoặc về thế giới văn hóa của vùng đất này.

8.      Làng hành hương Huế

Cái tên Làng Hành Hương đã là sự gợi nhớ, là không gian để hoài niệm về cội nguồn văn hóa xứ sở. Khu vườn rộng hơn 4 ha nằm cuối đường Minh Mạng trở thành địa điểm đầu tư xây dựng làng Hành Hương. Đây là khu nghỉ dưỡng mang đậm chất làng quê Việt, giữa nghệ thuật hiện đại và phong cách truyền thống. Làng có 99 phòng, ba nhà hàng, bốn quầy bar, hai bể bơi, một khu spa cùng các dịch vụ thể thao giải trí.

9.      Sông Hương

Sông Hương từ lâu đã trở thành biểu tượng của Huế, Nhắc đến Huế là nhắc đến sông Hương. Trước kia nó có tên là Lô Dung, sau đổi là Hương Giang. Phải chăng vì len lỏi trong những cánh rừng, dòng nước mang theo hương thơm của cỏ cây đến với xứ Huế, một mùi hương nhẹ nhàng thanh khiết, mà bởi lẽ đó mới có tên gọi dòng nước Hương Giang.

10.  Cầu Trường Tiền

Cây cầu lịch sử đồng hành qua những gian truân của đất nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cầu Trường Tiền vẫn lặng lẽ phủ bóng xuống dòng hương Giang tựa bức tranh chứa họa và thơ. Ai cũng biết rằng cầu Tràng Tiền là biểu tượng của Huế buồn. Bây giờ cây cầu đã lung linh dù ban đêm hay là ngày. Buổi sáng bạn có thể ngắm cảnh sương sớm ở đây, ban đêm ngắn đèn lung linh huyền ảo.

11. Chùa Thiên Mụ

Khi đến Huế mà không đến chùa Thiên Mụ là 1 thiếu sót khá lớn. Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ): Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km đi thẳng đường chính Kim Long là đến, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long. Chùa có view nhìn xuống sông Hương lãng mạn, thanh tĩnh. Các bạn có thể book tàu đi trên sông Hương để tham quan chùa trong vòng 2h.

12.Lăng tẩm tại Huế

Huế ngày nay vẫn còn bảo tồn được 7 khu lăng mộ lớn của các vị hoàng đế, hoàng hậu. Hầu hết đều phân bố ở vùng rừng núi phía tây và tây nam thành phố. Dù chỉ tồn tại trong vòng 143 năm (1802 – 1945) với 13 đời vua nhưng triều đại nhà Nguyễn lại có khá nhiều lăng tẩm được xây dựng. Tất cả đều có quy mô lớn và mang những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, triết học…

XEM THÊM: TỪ ĐÀ NẴNG ĐI HUẾ