Articles by "didauohue"

Hiển thị các bài đăng có nhãn didauohue. Hiển thị tất cả bài đăng

TỪ HỘI AN ĐI HUẾ BAO XA? CÁCH ĐI HỘI AN ĐẾN HUẾ

Vẻ đẹp trầm mặc của Huế chính là điểm hút hồn du khách trong những năm vừa qua. Bạn có 1 kỳ nghỉ tuyệt vời ở Hội An rồi và vẫn còn muốn tiếp tục chuyến hành trình của mình đến Huế nhưng lại không biết Huế cách Hội An bao nhiêu km? Đừng lo, bài viết này sẽ bật mí chia sẻ để bạn có những kiến thức hữu ích về vấn đề này. 


CÁCH ĐI TỪ HỘI AN ĐẾN HUẾ

Đoạn đường từ Hội An đi Huế khoảng 126km. Có nhiều loại phương tiện để đi từ Hội An đi Huế như:

Xe khách từ Hội An đi Huế : 

Đây là một sự lựa chọn phổ biến khi di chuyển từ Huế đi Hội An. Bạn có thể dùng những hãng xe như chuyên Opentour hoặc ra bến xe Hội An để đi Huế. Nhược điểm, khi di chuyển bằng xe khách, bạn phải chờ đợi hơi lâu một chút. Đi xe khách bạn sẽ có cơ hội đi qua đường hầm Hải Vân và chiêm ngưỡng được cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây
Xem thêm:Có nên đi Công Viên Asia Park tại đây  https://vi.seatrekvietnam.com/cong-vien-asia-park-da-nang/

Xe taxi từ Hội An đi Huế : 

Ngoài xe khách, xe taxi còn là 1 phương tiện phổ biển bạn có thể sử dụng dịch vụ phương tiện taxi. Tuy nhiên nếu đi một mình giá phải trả cho chuyến hành trình này không phải là rẻ. Nếu muốn đi taxi thì hãy sử dụng hình thức đi chung taxi. Hành khách sẽ tiết kiệm được ít nhất 40% so với giá cước taxi thông thường mà vẫn được hưởng những dịch vụ taxi tốt nhất. 

Xe máy từ Hội An đi Huế: 

Từ Hội An đi Huế thì bạn cũng có thể di chuyển bằng xe máy để ngắm trọn vẻ đẹp tuyệt vời từ đèo Hải Vân. Tuy nhiên có nhiều du khách bị cướp giật ngay đoạn đường này nên bạn phải hết sức cẩn thận. 1 sự lựa chọn khác là hãy đi đường hầm. Bãn có thể gửi xe máy tại văn phòng của ban quản lý, sau đó xe tải sẽ đưa xe máy của bạn qua cửa hầm bên kia, còn bạn sẽ đi xe trung chuyển và nhận lại xe tại cửa hầm. Đến Huế cũng có xe máy cho bạn thuê nếu bạn đi xe khách ra. Giá cả vô cùng hợp lý, chỉ từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng/ngày.
Để di chuyển trong thành phố Huế, hãy thuê cho mình 1 chiếc xích lô vòng quanh Đại Nội và khu Hoành thành Huế. Các bác tài sẽ kiêm luôn hướng dẫn viên và thường nhiệt tình giới thiệu về những địa điểm du lịch và các cửa hiệu, quán ăn nổi tiếng cho bạn biết đấy!

Trên đường đi, bạn có thể tạt ngang biển Lăng Cô cách Huế gần 70 km hay biển Thuận An cách Huế 12 km. Đây là bãi biển hoang sơ, nước trong xanh, cát trắng và sạch. Ngoài ra, sau khi nhận phòng khách sạn, buổi tối, bạn có thể mua vé nghe ca Huế trên thuyền và thả đèn hoa đăng trên sông Hương thơ mộng với giá khoảng 80.000 đồng tới 120.000 đồng. Nghe ca Huế xong hãy dành thời gian thưởng thức món bún bò giò heo, cơm hến, các loại bánh, bánh khoái, bánh bèo, bánh bột lọc, chè, đồ nướng ở khu vực xung quanh đấy. Ngoài ra, Huế còn nổi tiếng vì áo dài, hãy đến ngay khu Kinh thành Huế. Tại đó có nhiều tiệm may áo dài nổi tiếng, bạn có thể tới đây mua vải, đặt may chỉ trong một ngày và tha hồ chụp hình sống ảo với bộ áo dài tím mộng mơ này đấy!

1 vài địa chỉ quán ăn nổi tiếng tại xứ Huế mà bạn nên tham khảo:

– Quán Hàng Me ở 12 Võ thị Sáu: các loại bánh như bánh bột lọc, bánh bèo, bánh nậm, bánh ít, chả tôm, nem chua….
– Biệt phủ Thảo Nhi: bánh tráng phơi sương, vả trộn, rau càng cua trộn, cơm niêu cá kho tộ…
– Cồn hến (ở quán ngay chân cầu phía bên trái đường Ưng Bình đi từ đường Nguyễn Sinh Cung rẽ vào, qua quán Vĩ Dạ Xưa khoảng 50m): cơm hến, bún hến, chè bắp


– Quán Huyền Anh ở K52 Kim Long: Bánh ướt thịt nướng, bún thịt nướng
– Quán Mệ Thẻo 64 Bà Triệu: Bún mắm nêm gọi cả 2 loại lộn xộn hoặc bò tái ăn đều ngon, chẹp
– Số 11 Phó Đức Chính: nem lụi, bánh khoái
– Chè Hẻm ở 26 đường Hùng Vương: các loại chè trong đó có món chè thịt quay rất thú vị
– Quán Chân đồi: trên đường lên đồi vọng cảnh cũng có nhiều món ngon

– Quán Vĩ Dạ Xưa, một số các loại quán có chữ “viên”, có 1 quán nữa ở ngay trong đại nội phía sát cổng thành được thiết kế theo kiến trúc nhà vườn khá thú vị. Khi đến Huế, bạn nhớ uống một cốc nước chanh, bạn sẽ ko bao giờ quên vị đấy đâu.
XEM THÊM: TỪ ĐÀ NẴNG ĐI HUẾ

DANH SÁCH 7 HOMESTAY XỨ HUẾ CHO BẠN SỐNG ẢO


Huế là một vùng đất của thương nhớ và những gì cổ kính nhất còn lại của đất nước Việt Nam nên con người và cảnh vật nơi đây cũng thế. Khi nghĩ về Huế, người ta sẽ nghĩ những homestay Huế mang vẻ gì đó cổ điển và nhàn nhạt màu buồn. Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu 7 homestay dưới đây, bạn sẽ bị bất ngờ với sự đa dạng, lấp lánh sắc màu mà chúng mang lại. Hãy dừng chân lại những homestay Huế này và trải nghiệm nhé.

1. Shmily Homestay Hue

Homestay này nằm cách cầu Trường Tiền 5 phút đi xe máy. Nơi đây có khoảng không gian sân vườn rộng rãi được gắn dàn đèn đẹp lung linh. Đây là một trong những homestay Huế giá rẻ lý tưởng để tổ chức BBQ ngoài trời. Giá thuê cũng khá rẻ chỉ khoảng 90 – 140k / người / ngày đêm kèm ăn sáng.
Địa chỉ : Số 22, xóm 7, thôm Lại Thế.

2. EMT Homestay

Vì khá xa trung tâm thành phố nên EMT mang đến sự yên tĩnh cho du khách. Tuy vậy, những địa điểm tham quan Huế cũng không phải là quá xa như ga Huế, chùa Báo Quốc và Hoành thành Huế Đến đây, bạn sẽ có cơ hội “thâm nhập” với đời sống địa phương nơi đây hơn.. EMT homestay Huế rất thích hợp là nơi lưu trú cho những tín đồ du lịch mong muốn tìm 1 homestay hợp túi tiền. Bạn sẽ có 3 loại phòng để lựa chọn, tất ca đều có diện tích thoáng mát, rộng rãi cùng cửa sổ nhìn ra phố và đầy đủ tiện nghi.
Địa chỉ: 33 Nguyễn Trường Tộ, Phước Vĩnh, TP. Huế
Giá phòng từ: 350.000 VND


3. Deja Vu Homestay

Nhắc đến homestay Huế thì không thể bỏ lỡ Déjà vu homestay. Đây là một trong những chốn lưu trú nổi tiếng ở Huế với phong cách trang trí tạo nên cảm giác thân thuộc, mộng mơ như chính cái tên của nó. Nằm nép sâu bên một con hẻm nhỏ nhưng đây quả là cả 1 Huế thu nhỏ. Nơi đây cũng khá gần những điểm tham quan nổi tiếng như cầu Trường Tiền, ga Huế, chùa Báo Quốc và đàn Nam Giao. Tại đây được trang trí những vật dụng khá là quen thuộc như bộ bàn ghế bằng gỗ, những cánh cửa lá sách, tấm phên tre ngày xưa, hoặc màn che cửa bằng vải hoa như căn nhà tuổi thơ.
Phòng dorm 3 giường sẽ được gọi là phòng Friendly, hoặc phòng đôi là Cozy, Shine, Grace và phòng cho gia đình được đặt cho chữ Love vô cùng trìu mến. Tất cả chỉ với giá từ 150.000 VND / người / đêm.
Địa chỉ: 191/3 Điện Biên Phủ, Trường An, TP. Huế
Giá phòng từ: 150.000 VND

4. Branchiee Homestay

Ngay từ đầu, nơi đây không phải là một homestay, mà là một “tổ chim”. Một chiếc tổ chim ấm cúng, nhỏ nhắn nương trên cành cây. Homestay Huế này tọa lạc gần sông Ngự Hà, cách chợ trời Tây Lộc chỉ 5 phút đi bộ. Branchiee đã nhanh chóng chinh phục khách lưu trú bằng sự ấm cúng, nhiệt tình khó có thể tìm thấy ở nơi khác. Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy tại đây, Branchiee tinh tế sử dụng nhánh cây làm vật dụng hằng ngày như chỗ treo quần áo, hoặc vật trang trí xung quanh phòng. Branchiee có 2 phòng đôi, mỗi phòng đều mới được trang trí lại từ đầu năm 2018 và phòng bếp mở cho những bạn thích nấu nướng. Cả 2 phòng đều sử dụng chung khu vực toilet và phòng khách.
Địa chỉ: 9/42 Lê Huân, Thuận Hòa, TP. Huế
Giá phòng từ: 294.000 VND

5. Mosaic Garden

Đây cũng là một trong những homestay Huế giá rẻ nằm nép mình trong một con hẻm nhỏ, cách trung tâm Huế đến 3 km. Mosaic Garden hội tụ đầy đủ vẻ đẹp nhẹ nhàng, yên bình với lối kiến trúc hiện đại nhưng không kém phần gần gũi với thiên nhiên. Bước vào sân trước, bạn sẽ bắt gặp một hồ cá nhỏ, và những viên gạch màu sắc rực rỡ hay những bộ bàn ghế nhỏ xinh. Phòng ốc nơi đây được bố trí đơn giản, thoáng mát. Điều đặc biệt ở homestay Huế này là bạn sẽ có dịp thưởng thức những món ăn Huế do chính tay chủ nhà nấu.
Địa chỉ: Hẻm số 11, thôn Vân Dương, xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, TP. Huế

6. TinTin Hostel

Lại một homestay Huế khác với cái tên vô cùng thú vị. Phòng ở TinTin có diện từ 14 m2, dành cho 2 người với lối bày trí đơn giản, tiện lợi, tông màu trắng và be cùng với cửa sổ bên khá to tạo. Nơi đây dành cho những khách thích không gian ấm cúng, không cần quá to nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi. Nếu bạn đi theo nhóm, bạn có thể thuê giường tầng tại đây với giá khá rẻ.
Địa chỉ: 21/3 Phạm Ngũ Lão, Phú Hội, TP. Huế
Giá phòng từ: 138.000 VND

7. Vu Homestay

Vu Homestay là một minh chứng rõ rệt nhất cho những nét kiến trúc thơ mộng, đậm chất Huế. Chỉ 5 gian “nhà lá” nhìn từ bên ngoài tuy đơn sơ, mộc mạc được trang trí tối giản mang đậm phong cách làng quê Việt Nam. Đến với Vu Homestay bạn sẽ được tận hưởng hoàn toàn trọn vẹn không khí trong lành, được sống chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống sau những ngày làm việc vất vả và cảm nhận sâu sắc hơn về một Huế dung dị mà bình yên.
XEM THÊM: TỪ ĐÀ NẴNG ĐI HUẾ


DU LỊCH HUẾ CÓ GÌ? ĐI ĐÂU TẠI HUẾ? ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN HUẾ DỊP HÈ NÀY

Gần đây, Huế đã trở thành một trong những điểm đến vô cùng lý tưởng dành cho giới trẻ mê du lịch. Ngoài những địa điểm quen thuộc như chùa chiềng, lăng tẩm, Huế còn có những khu vui chơi đậm chất trẻ. Cắm trại là 1 ví dụ điển hình. Đừng mất thời gian suy nghĩ mãi câu trả lời “Du lịch Huế có gì nữa” vì bài viết này sẽ trả lời giúp bạn.

 1. Bãi biển Hải Dương

Điểm cắm trại ở Huế phải nhắc đến đầu tiên chính là bãi biển xinh đẹp Hải Dương. Đây là một trong những bãi biển nổi tiếng ở Huế. Khi đến đây ngoài việc được hít thở không khí trong lành thì bạn còn được khám phá cách câu cua, nhặt ốc sừng hay cá kìn. Hơn nữa, bạn còn được thỏa sức ăn những món hải sản tươi sống mà giá cả thì quá rẻ.

2. Khu rừng nguyên sinh Rú Chá

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi “Du lịch Huế có gì?” chính là rừng nguyên sinh Rú Chá. Nếu bạn mê cắm trại thì đây là địa điểm lý tưởng cho bạn. Khu rừng này thuộc thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn lại trên phá Tam Giang. Rừng nguyên sinh Rú Chá vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với khung cảnh yên bình, những vòm cây Chá cổ xanh với những bộ rễ có hình thù đẹp bám chặt dưới mặt đất. Quên đi những bề bộn chốn đô thành, về đây để tìm cảm giác bình yên cho mình đi nào!

3. Đầm Chuồn

Cũng là một phần trong phá Tam Giang, Đầm Chuồn nằm ở huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 12km nên việc đi đến Đầm Chuồn rất dễ dàng. Đầm Chuồn có phong cảnh đẹp mê hồn, có thể làm say đắm bất kỳ ai đã một lần ghé thăm. Đến với Đầm Chuồn, các bạn có thể thỏa sức sống ảo, hòa mình với thiên nhiên, bắt chụp những khoảnh khắc độc đáo. Một không gian rất yên bình để bạn có thể đến thư giãn cắm trại ở Huế dịp cuối tuần.

4. Thác Nhị Hồ

Du lịch Huế có gì? Chả có gì ngoài lăng tẩm đền chùa? Bạn đã sai. Huế cũng được thiên nhiên ưu đãi không kém. Tuy không nằm trong địa phận thành phố Huế nhưng thác Nhị Hồ vẫn được xếp vào những điểm du lịch đẹp ở Huế. Nằm tại xã Lộc Trì (Phú Lộc), từ trung tâm thành phố Huế, du khách đi về phía Nam khoảng 45km theo quốc lộ 1A là đến được địa danh này. Thác Nhị Hồ nổi tiếng với vẻ đẹp xanh mát của mình, có thể khiến bạn nhớ mãi không thôi.

5. Chợ Đông Ba

Nếu bạn mê ẩm thực, đừng quên địa điểm này. Những tinh tuý ẩm thực tại Huế vẫn còn giữ nguyên tại nơi này như , chè Tuần, quít Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, sen khô hồ Tịnh và cả những món ăn Huế truyền thống, bình dân như: cơm hến, bún bò, bánh lá, chả tôm, bánh khoái, chè đậu ván.
Ngoài ra, những nét văn hoá vật như: nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn, mè xửng Song Hỷ, dâu Truồi, chè Tuần, quít Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, sen khô hồ Tịnh, hàng mã hoa giấy làng Sình…

6. Khu cắm trại Cảnh Dương

Cách trung tâm thành phố Huế và Đà Nẵng khoảng 50km, Khu cắm trại Cảnh Dương là khu cắm trại nằm trên bãi biển nguyên sơ tuyệt với nhiều hoạt động ngoài trời. Đây là nơi lý tưởng d963 tổ chức các hoạt động thể thao trên biển, ngủ lều, đốt lửa trại, BBQ, soi đèn bắt còng vào ban đêm, thuê xe đạp khám phá thôn Cảnh Dương, mua hải sản từ ngư dân vào buổi sáng sớm,…

7. Khu du lịch sinh thái nổi EPark - Tam Giang Lagoon

Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ, sóng nước mênh mông, xanh ngắt một màu, xen lẫn trong gió là mùi mằn mặn của muối, mùi tươi mát của không khí trong lành. Tất cả sẽ thổi bay những căng thẳng, mệt mỏi để sau đó bạn chỉ còn lại một cái đầu rỗng để tận hưởng những phút giây tuyệt vởi nơi đây mang lại.

8. Phá Tam Giang

Từ biển Thuận An, xuôi theo dòng sông Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá. Hơn 15 km chạy dọc theo những con sóng, những cánh đồng và những cây cầu, dọc theo con đầm phá đến với làng chài Thái Dương Hạ. Bạn nhớ ghé thăm Phá Tam Giang để khám phá mảnh đất anh hùng và thưởng thức hải sản ngon tuyệt tại đây.

9. Đầm Lập An

Đầm Lập An có tên gọi khác là đầm An Cư nằm gần trục đường quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc trên con đường nối từ Đà Nẵng đến Huế. Đầm có vị trí khá đẹp khi nằm dưới chân đèo Phú Gia với bán kính rộng 15km2. Bao quanh quanh đầm là dãi núi Bạch Mã hùng vĩ, phía trước đầm là vịnh Lăng Cô với màu nước xanh như ngọc. Tốt nhất là bạn nên đi vào tháng 3 – 6. Dù mùa này nắng khá gay gắt nhưng khi lên hình cảnh sẽ đẹp hơn.


Thế nào? Bạn đã tìm được cho mình câu trả lời “ Du lịch Huế có gì?” chưa?. Rủ bạn bè triển ngay một chuyến xem nè!



NHỮNG NGÔI CHÙA LINH THIÊNG TẠI HUẾ MÀ BẠN NÊN ĐẾN DỊP ĐẦU XUÂN NÀY

Ở Huế và vùng phụ cận có đến hơn 100 ngôi chùa, nổi tiếng nhất vẫn là: Linh Mụ(1601), chùa Bảo Quốc(1674), chùa Từ Đàm(1683). Các chùa ở Huế thường đơn giãn nhưng trang nghiêm và thanh thoát với những vườn cây xanh ngát bao quanh. Bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu top 15 ngôi chùa Huế nổi tiếng và được du khách thường xuyên ghé thăm.

1. Chùa Báo Quốc Huế

Một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Huế chính là chùa Báo Quốc. Tọa lạc ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế, chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII. Sau này chùa được đổi tên sang là chùa Báo Quốc, trong thời Tây Sơn chùa bị sử dụng làm công xưởng. Thời nay, chùa Báo Quốc được xây dựng làm trung cấp Phật học Huế, tương truyền rằng nước giếng nổi chính là nước mạch có nguồn từ tảng đá đầu rồng, nước rất trong và mát, nhiều người tới đây thường xin nước để cầu may. Bạn cũng có thể thử đấy!

2. Chùa Từ Đàm Huế

Ngôi chùa này tọa lạc ở phường Trường An, cách thành phố Huế khoảng 2 km về hướng Nam. Cấu trúc chung của chùa khá rộng rãi, cao ráo, cổ kính nhưng đơn giản, Chùa Từ Ðàm có ba bộ phận quan trọng là tam quan, chùa chính và nhà hội. Tuy không phải là ngôi chùa cổ nhất xứ Huế, nhưng đây là 1 ngôi chùa có văn hóa lịch sử lâu đời trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng được đặt tại đây.

3. Chùa Thiền Lâm Huế

Chùa Thiền Lâm tọa lạc ở trên đồi Quảng Tế, ấp Cư Sĩ, xã Thuỷ Xuân, Huế thuộc hệ phái Theravada. Chùa lớn và đẹp nhưng khá xa trung tâm Huế, đi về hướng Núi Bạch Mã, cách Huế 25km. Phong cảnh u tịch, thoáng mát, nhiều cây cao bóng cả, là môi trường sinh thái rất tốt, không khí trong lành, tĩnh lặng là điểm nhấn của ngôi chùa này với du khách thập phương. 
Chùa Thiền Lâm do Hoà thượng Hộ Nhẫn thành lập năm 1960 với hình hài ban đầu chỉ là một Cốc nhỏ. Đến hiện tại, chùa là quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc như tượng, tháp mộ, tháp Phật, nhà tăng chúng... ở nhiều vị trí khác nhau. Khác với bất kỳ những ngôi tự của Phật giáo Bắc Tông, chùa Thiền Lâm mở cửa đón đồ chúng bằng cổng chào mang phong cách Phật giáo Nam Tông, nhẹ nhàng nhưng ấn tượng. Có thể nói, chùa Thiền Lâm là một trong những ngôi chùa độc đáo và lạ bậc nhất xứ Huế.

4. Chùa Huyền Không Huế

Nơi đây chỉ cách cố đô Huế chừng hơn 10km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, huyền Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trên đường đến chùa Huyền Không Sơn Thượng , bạn có thể ghé qua chùa Thiên Mụ. Điểm ấn tượng đầu tiên là đường vào chùa uốn lượn quanh co, đường nay đã được cải tạo, nâng cấp khá thuận lợi cho du khách đến tham quan. Khuôn viên chùa là một khu vườn xanh ngắt với những cảnh quan kỳ ảo, đẹp như trong chuyện cổ tích. Một cây cầu gỗ bắc qua dòng suối nhỏ nở đầy bông súng tím ngát cùng những chậu hoa phong lan quí hiếm, được chọn trong 500 giỏ lan quý nuôi trồng ở vườn dưới sân chùa. Ngoài ra, chùa còn trồng thêm sứ, thiên tuế, tùng, bách…cổ thụ hàng trăm năm tuổi,. Chùa Huyền Không Huế mang 1 vẻ đẹp của kiến trúc cổ xưa. Bằng chứng cho thấy là chính điện mang lối kiến trúc nhà rường truyền thống của đất cố đô, lấy sự hòa hợp với thiên nhiên, với hồn dân tộc làm ý nghĩa chủ đạo. Ở đây, vai trò tín ngưỡng được làm nhẹ đi để chỉ tập trung vào không gian thiền "trong trẻo".

5. Chùa Thiên Mụ

Khi đến Huế mà không đến chùa Thiên Mụ là 1 thiếu sót khá lớn. Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ): Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km đi thẳng đường chính Kim Long là đến, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long. Chùa có view nhìn xuống sông Hương lãng mạn, thanh tĩnh. Các bạn có thể book tàu đi trên sông Hương để tham quan chùa trong vòng 2h.

6. Chùa Từ Hiếu Huế

Đến Huế, bạn đừng quên ghé chùa Từ Hiếu Huế – ngôi cổ tự với nét văn hóa vô cùng độc đáo. Ít ai biết rằng, đây chính là duy nhất mà các quan thái giám dưới triều đại nhà Nguyễn an nghỉ. Ngôi chùa này nằm ở cánh rừng rộng lớn, xanh ngắt màu lá cây thông thuộc vùng núi Dương Xuân (thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thuỷ Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế). Chùa cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây Nam.  Du khách sẽ cảm thấy thanh tịnh, quên đi những phiền muộn của cuộc sống nhộn nhịp, tất nập. Những cây thông cao vun vút, được nghe tiếng chuông vang vọng khắp chùa, càng nghe càng nhẹ lòng hơn, càng hiểu hơn về Huế.

7. Chùa Thánh Duyên (Chùa Túy Vân)

Chùa Thánh Duyên được xây dựng từ rất lâu đời, tầm sau thế kỷ XVII với tên gọi khác là Chùa Túy Vân. Kiến trúc chùa Thánh Duyên khá đặc biệt theo cấu trúc Chùa – Các – Tháp. Ngôi chùa gồm có: Chùa ba gian hai chái, có la thành. Phía sau là Đại Từ Các. Đỉnh núi là Tháp Điều Ngự. Sau tháp có một ngôi đình nhỏ, trước đình có bình phong long mã, xung quanh có la thành.


8. Chùa Giác Lương

Chùa Giác Lương tọa lạc ở làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 21km. Đây là ngôi chùa tiêu biểu cho kiến trúc các ngôi chùa khu vực Bắc Trung Bộ vào cuối thời nhà Lê, đầu thời nhà Nguyễn. Mời bạn ngắm nhìn kiến trúc của ngôi chùa này nhé!

9. Chùa Diệu Viên

Chùa Diệu Viên được xây dựng năm 1924 do Sư bà Thích Nữ Hướng Đạo khai sơn. Đây là ngôi chùa dành cho sư nữ đầu tiên tại Huế. Ngôi chùa này có nhiều hoạt động từ thiện như bốc thuốc miễn phí, dạy học cho nữ sinh. Ngày nay, chùa trở thành viện dưỡng lão, trường mẫu giáo hay phòng châm cứu, những điều đó đã giúp ích rất nhiều cho người dân.

10. Chùa Thiên Minh

Chùa Thiên Minh cũng là một trong những ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé thăm một lần. Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1905, là nơi hội tụ thường niên của giới học giả thiền môn.

11. Chùa Từ Lâm 

Chùa Từ Lâm tọa lạc ở xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Ngôi chùa được khai sơn vào thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1649 – 1687). Đây cũng là một trong những ngôi chùa đẹp ở Huế mà bạn nhất định phải ghé thăm một lần. 

12. Chùa Tây Thiên

Đây cũng là ngôi chùa lâu đời tại Huế đấy nhé! Chùa Tây Thiên được kiến tạo trên dưới 100 năm mang giá trị kiến trúc và giá trị văn hóa tâm linh vô cùng rực rỡ. Chùa Tây Thiên nằm ở thôn Thượng Một, xã Thụy Xuân, thành phố Huế với quang cảnh trang nghiêm, thanh tịnh và đặc biệt nơi đây hội tụ được 9 vị cao tăng đắc đạo với phật pháp uyên thâm được viết là "nơi xuất hiện chín bậc cao tăng kì vĩ".

13. Chùa Thiền Tôn

Ngôi chùa này được xây dựng vào đầu thế kỉ 18 do nhà sư Liễu Quán khai sáng. Ngôi chùa này khi mới xây dựng mang nhiều ý nghĩa như khai sáng nền phật giáo Việt Nam. Năm 2000 chùa  được trùng tu xây dựng lại to đẹp như bây giờ. Xung quanh chùa được bao bọc bởi nhiều dãy núi trập trùng phía sau, đường vào đây quanh co uốn lượn với những triền núi và khe suối nên ngôi chùa này mang vẻ u tịch

14. Chùa Quốc Ân

Lúc đầu chùa có tên là Vĩnh Ân sau đó được chúa Nguyễn Phúc Trăn ban "Sắc tứ Quốc Ân tự", từ đó chùa có tên Quốc Ân. Đây là ngôi tổ đình lâu đời bảo lâu nhiều dấu ấn văn hóa độc đáo. Mặc dù trải qua bể dâu lịch sử qua nhiều lần trùng tu nhưng điểm đặc biệt là ngôi chùa luôn giữ được dấu ấn kiến trúc văn hóa nhiều đời. Ngôi chùa có kiến trúc 4 phần khép kín là chánh điện, nhà tổ và hai bên là hai trai đường. 

15. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Nếu bạn đã từng đến Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt thì đừng quên đến Huế nhé. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cách thành phố Huế khoảng 30 km về phía nam, thuộc địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Là thiền viện đầu tiên ở miền Trung, Trúc Lâm Bạch Mã nằm trên đỉnh Bạch Mã, quanh năm mây phủ trắng xóa, mờ ảo tựa chốn bồng lai. Quanh năm khí hậu mát mẻ, có mây phủ trắng, lung linh huyền ảo y hệt như chốn bồng lai tiên cảnh, đây chắc chắn sẽ là điểm đến thú vị của gia đình bạn đấy!

Phía trên là danh sách những ngôi chùa linh thiêng nhất và đẹp nhất ở Huế. Hãy chọn cho mình 1 vài ngôi chùa để đến cầu bình an cho gia đình trong dịp hè này nhé!


DANH SÁCH NHỮNG BÃI BIỂN TẠI HUẾ CHO CHUYẾN DU LỊCH MÙA HÈ CỦA BẠN


Huế không chỉ biết đến với những địa danh làm nên tên tuổi như sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền mà Huế còn có những bãi biển nổi tiếng đẹp như tranh. Sau khi đọc bài viết này, chắc chắn bạn sẽ muốn có mặt ở Huế ngay lập tức để thỏa sức vùng vẫy trong làn nước mát đấy.

1. Biển Hải Dương Huế

Cách đi đến biển Hải Dương khá dễ dàng đấy. Từ thành phố Huế bạn chạy theo hướng về biển Thuận An khoảng 7, 8km sau đó rẽ trái đi qua cầu Tam Giang chạy thẳng đến cuối đường là tới. Bạn sẽ cực kỳ thích thú với cảnh quan trên đường đi với cánh đồng mênh mông, thơm ngát. Biển Hải Dương có 2 bãi. Đầu tiên là bãi đá thấp, con đường ỡ bãi đó này rất dễ đi đẹp không kém gì những Cầu tàu của những bãi biển đẹp nổi tiếng. Tiếp theo là đến bãi đá cao. Khi nghe tên thì bạn cũng phần nào đoán được là đường hơi khó đi rồi đấy.  Nếu bạn đi vào dịp thời tiết nắng nóng sẽ rất dễ khiến bạn nản lòng. 

2. Biển Lăng Cô Huế

Biển Lăng Cô Huế có 1 dải cát dài 8km trắng mịn, lung linh và nổi tiếng là 1 bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Điều đó đã khiến biển Lăng Cô Huế mang 1 nét đẹp thanh bình, quyến rũ của làng chài. Chẳng hổ danh là 1 trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới.

Đường đi đến đây cũng khá dễ. Nằm cách thành phố Huế 70 km về phía Nam và thành phố Đà Nẵng 20km về phía Bắc. Ngoài việc tắm biển, bạn có thể tham gia những hoạt động khác như chèo thuyền, lặn biển, câu mực… Điều đặc biệt là Lăng Cô có vị trí gần Hải Vân Quan và vườn quốc gia Bạch Mã nên tiện thể bạn có thể tham quan 2 địa danh kia nếu có thời gian.  
Bạn nên đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, không khí nơi đây rất dễ chịu và dịu mát. Du khách đến với Lăng Cô sẽ thích thú với các trò vui như câu cá, lặn biển. Thưởng thức các món ăn địa phương như bánh canh chả cua, bát bún riêu càng cua hay món sò huyết Lăng Cô.

3. Biển Hàm Rồng Huế

Biển Hàm Rồng là một địa chỉ mà du khách đã một lần đến đều mong có dịp trở lại. Vị trí của biển này khá đẹp, cảnh quan nên thơ. Nước biển trong xanh, lại được điểm xuyết những quần thể đá lớn nhỏ sắp xếp chồng lên nhau khá lạ mắt. Bạn có thể lựa chọn 3 bãi tắm ở đây: bãi Hàm Rồng, Đông Dương và bãi Đầm. Nếu không thích tắm, bạn có thể ngồi trên bờ gần mặt biển để nhìn sóng gợn, nghe tiếng gió biển cùng tiếng reo của lá cây từ những rừng phi lao phía sau tạo nên một sự cộng hưởng của âm thanh hiền hòa, hoang dã.

4. Biển Tân Cảnh Dương Huế

Bãi biển Tân Cảnh Dương Huế trải dài hơn 4 nghìn mét, với bờ cát trắng mịn trải dài trước mắt du khách một không gian khoáng đạt, hoang dại của thiên nhiên. Đến đây, bạn có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp nguyên sơ, hít thở môi trường không khí trong lành mát dịu, xua đi những mệt mỏi, căng thẳng sau 1 năm làm việc vất vả. Đôi khi, chỉ cần đứng ngắm nhìn ngư dân lao động hoặc thuê một chiếc thuyền nhỏ, lênh đênh trong sóng nhẹ ra khơi, tận mắt xem ngư dân câu cá, câu mực trên biển đã là quá đủ cho chuyến hành trình đến Huế. 

Biển Tân Cảnh Dương Huế nghe có vẻ hoang sơ là thế nhưng ở đây có đầy đủ các loại dịch vụ cho du khách. Khá nhiều nhà hàng cung cấp gần như đầy đủ các dịch vụ , ở mỗi nhà hàng đều được trang trí bằng những vật dụng hết sức cool,và bạn sẽ bị mê mẩn bởi những khung cảnh có thể thoả thích sống ảo ở nơi đây. Bạn gái nào mê chụp hình thì không nên bỏ qua cảnh biển đêm ở đây. Ngoài ra, bạn có thể cùng người yêu đi dạo trên bờ biển ở đây 

5. Biển Thuận An Huế

Biển Thuân An là nơi sông Hương đổ ra phá Tam Giang rồi chảy ra biển Đông, cách kinh thành Huế về hướng Đông khoảng 13 km. Nơi đây từng được vua Thiệu Trị thường xuyên đến thăm và xếp là cảnh đẹp thứ 10 trong Thần kinh nhị thập cảnh. Bạn nên đến đây vào khoảng tháng 4 đến tháng 9 và thuê lều trại, ở hoang dã ngay trên bãi biển và thỏa sức thả mình trong làn nước mát lạnh. Đêm đến, bạn có thể đặt mua hải sản tươi nguyên nướng trên bếp than thơm lừng của người dân địa phương nơi đây.

6. Biển Vinh Thanh Huế 

Biển Vinh Thanh chưa được khai thác nhiều nên vẫn còn nét hoang sơ, rất thích hợp cho những ai yêu thích sự yên tĩnh, và thiên nhiên khoáng đạt. Bạn có thể sống chậm 1 chút khi nhìn ngắm những con thuyền đánh cá nằm chờ trên bãi cát trước chuyến ra khơi, gương mặt người dân quê với làn da đen sạm nắng, giọng nói rặt Huế, tính tình hiền lành, chân chất. Ngoài ra, bạn có thể tự tay chọn lấy những gánh mực, ghẹ tươi rói khi vừa cập bến về của người dân địa phương.

Chỉ với 6 gợi ý thôi là bạn đã cảm thấy quá khó khan để lựa chọn rồi phải không? Chúc bạn có 1 kì nghỉ vui vẻ bên những bãi biển tuyệt vời tại Huế nhé!


ĐỒI VỌNG CẢNH CÓ GÌ HOT TRONG DỊP HÈ NÀY?

Bên cạnh những lăng tẩm cổ kinh, uy nghi, trầm mặc và nguy nga của các vị vua triều Nguyễn, Huế còn nổi tiếng với nhiều khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khác. Và địa điểm tiếp theo sẽ không khiến bạn phải thất vọng trong chuyến hành trình của mình- Đồi Vọng Cảnh Huế.

ĐI ĐẾN ĐỒI VỌNG CẢNH HUẾ NHƯ THẾ NÀO?

Nằm thuộc Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 7km, Nằm cách núi Ngự Bình vài km, Đồi Vọng Cảnh là một điểm đến khá dễ dàng của giới trẻ mùa hè này. Bạn có thể thuê xe máy từ trung tâm thành phố Huế để đến đây. Trên cung đường đến địa chỉ Đồi Vọng Cảnh Huế nói ở trên bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của hàng cây hai bên đường rợp đầy bóng mát.

Đồi Vọng Cảnh Huế có nghĩa là đồi ngắm cảnh, từ trên Đồi Vọng Cảnh, bạn có thể có cái nhìn toàn diện về xứ Huế: dòng sông Hương thơ mộng, núi Ngọc Trản, các lăng tẩm của những vị vua triều Nguyễn,... Ở Đồi Vọng Cảnh Huế còn có những khu vườn trái cây như cam, quýt, thanh trà,...và những ngôi nhà cổ kính, đền chùa, rừng thông xen lẫn.

ĐỒI VỌNG CẢNH HUẾ CÓ GÌ CHƠI?

Trước kia, Đồi Vọng Cảnh Huế từng là nơi các vị vua nhà Nguyễn chọn làm điểm dừng chân nghỉ ngơi và vãn cảnh. Bao quanh đồi là hệ thống các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn như: lăng Đồng Khánh, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị, lăng Xương Thọ, lăng bà Thánh Cung,… Nơi đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng ở Huế và là điểm đến lý tưởng cho du khách hẹn hò, chụp ảnh cưới. Ngoài ra, nếu đi theo nhóm thì bạn cũng có thể tổ chức các hoạt động cắm trại tại đây.

Nếu đến đây vào thời điểm bình minh sáng sớm, sẽ thấy cảnh Đồi lung linh, ẩn hiện trong ánh nắng mặt trời hay lúc hoàng hôn sẽ thấy một vẻ đẹp của Huế thật thơ mộng, trữ tình mà hùng vĩ, tạo nên một bức tranh sơn thủy đậm nét đẹp của thiên nhiên, là cảnh sắc không nên bỏ lỡ tận mắt chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn khi đặt chân đến Huế.

Đồi Vọng Cảnh Huế xưa nay vẫn tồn tại trong tâm thức người Huế nói riêng, người Việt nói chung như một vùng núi non của huyền thoại, của ký ức. 
Nếu có dịp đến Huế, bạn nhất định phải dành thời gian để khám phá vẻ đẹp bí ẩn của ngọn đồi này. Và các cặp đôi muốn có 1 album hình cưới lãng mạn nên thơ thì cũng nên tham khảo địa điểm này nhé! Ngoài ra, Huế còn nhiều địa điểm hấp dẫn cho du khách ghé thăm như Hồ Thủy Tiên, nhà vườn An Hiên, Núi Ngự Bình, suối nước nóng Thanh Tân, những khu du lịch sinh thái, biển Thuận An,.. Bạn phải dành thời gian đi hết đấy nhé!

CẬP NHẬT NGAY TIN TỨC VỀ NHỮNG LĂNG TẨM CỐ ĐÔ HUẾ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẤT

Đối với người Á Đông, lăng mộ là biểu tượng của một cuộc sống khác, cuộc sống vĩnh hằng. Vì vậy, lăng mộ chính là “ngôi nhà của thế giới bên kia”. Và lăng tẩm cố đô Huế là nơi thể hiện rõ nhất điều này. 
Ngoài chùa chiềng, đền điện, núi đồi, những hồ nước thơ mộng, Huế ngày nay vẫn còn bảo tồn được 7 khu lăng mộ lớn của các vị hoàng đế, hoàng hậu. Hầu hết đều phân bố ở vùng rừng núi phía tây và tây nam thành phố. Dù chỉ tồn tại trong vòng 143 năm (1802 – 1945) với 13 đời vua nhưng triều đại nhà Nguyễn lại có khá nhiều lăng tẩm được xây dựng. Tất cả đều có quy mô lớn và mang những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, triết học…

1. LĂNG GIA LONG

Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng) là khu lăng tẩm đầu tiên của vương triều Nguyễn. Vua Gia Long là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Ông đã giúp Việt Nam mở rộng bờ cõi phía Nam, cải cách bộ máy nhà nước phong kiến bằng việc không lập hai chức Tể Tướng và Hoàng Hậu, lập bộ luật Quốc Triều Hình Luật. 

Lăng Gia Long được xem là lăng có vị trí đẹp nhất bởi thế núi dáng sông bề thế trong các lăng tẩm cố đô Huế, được suy tính kĩ càng với tổng diện tích quy hoạch lên đến 2.875ha. Để đến thăm Lăng Gia Long ta phải đến bến đò Kim Ngọc, xuống thuyền qua sông Hương khoảng vài cây mới đến được ngọn đồi bên bờ, nơi lăng ngự. Lăng chính của vua Gia Long và hoàng hậu nằm tựa lưng vào núi, lấy ngọn Đại Thiên Thọ sơn làm tiền án, hướng mặt về nam. Xung quanh lăng có đến 42 ngọn núi lớn nhỏ chầu về, địa thế vô cùng hùng vĩ, khoáng đạt. Bên phải là khu tẩm điện thờ Hoàng đế và Hoàng hậu. Bên trái là Bi Đình, là tấm bia lớn khắc “Thánh Ðức Thần Công” do vua Minh Mạng soạn ra nhằm ca ngợi vua cha được chạm khắc tinh tế, sắc sảo.

2. LĂNG MINH MẠNG

Ngoài Gia Long, Vua Minh Mạng là người có nhiều đóng góp đối với công việc mở mang đất nước, đưa đất nước ta lên hàng mạnh nhất trong các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Quá trình xây lăng cực kì gian nan khi phải mất 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng. Lăng được khởi công năm 1840 và hoàn thành 3 năm sau đó.  Không thua kém gì những lăng tẩm cố đô Huế khác, các công trình kiến trúc của lăng Minh Mạng được bố trí thẳng hàng hoặc đăng đối hai bên trục thần đạo, dài hơn 700m với nhiều thay đổi về cao độ để tạo ra những khoảng không gian đột biến. Đây là khu lăng nổi tiếng với vẻ đẹp cân chỉnh và thâm nghiêm. Bạn có thể dễ dàng đến đây khi lăng chỉ cách thành phố Huế khoảng 14 km.

3. LĂNG THIỆU TRỊ

Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), được xây dựng năm 1847-1848 ở vùng núi Thuận Đạo, lưng dựa vào vùng núi Thiên An, mặt hướng về sông Hương, cận kề lại có nhiều khu lăng mộ hoàng gia khác như lăng Hiếu Đông (của thân mẫu vua Thiệu Trị), lăng Cơ Thánh (của thân sinh vua Gia Long) và điện Hòn Chén ở phía bờ sông đối diện. Lăng không có la thành, hai trục Lăng và Tẩm được bố trí song song với nhau, tổng diện tích quy hoạch hơn 400ha.

4. LĂNG TỰ ĐỨC

Khác với 3 khu lăng đầu triều, lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được xây dựng từ năm 1864-1867, sau khi vua băng hà năm. Cận kề cũng có nhiều khu lăng mộ khác như lăng Đồng Khánh (Tư Lăng), lăng Kiên Thái Vương, …với tổng diện tích hơn 220ha. 

Một chút giai thoại về lăng này, khi cho xây công trình này, đã làm hao tốn một lực lượng lớn của cải và công sức của nhân dân, khiến cho biến loạn diễn ra, để tạ lỗi với nhân dân, ông đã cho đổi tên thành chữ “Khiêm” tức “khiêm tốn”. Sau khi ông mất thì đổi tên thành Khiêm Lăng cho đến ngày nay. Lăng Tự Đức có nét đẹp thơ mộng vì ông vốn dĩ là người mơ mộng, văn chương, nghệ sĩ.

5. LĂNG KHẢI ĐỊNH 

Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm..Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được xem là lăng tẩm có kiến trúc độc đáo nhất so với cả 7 lăng tẩm cố đô Huế

Lăng Khải Định mất 11 năm để hoàn thành với thiết kế theo kiến trúc phương Tây. Về mặt tổng thể, lăng Khải Định có hình chữ nhật cao 127 bậc, ảnh hưởng của rất nhiều nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo,…

6. LĂNG DỤC ĐỨC

Lăng vua Dục Đức (An Lăng) được xây dựng cuối thế kỷ XIX với vị trí chọn lựa ngẫu nhiên, quy mô không lớn và ít đặc sắc về kiến trúc, nhưng đây là khu lăng nằm ngay trong thành phố, sau vua Thành Thái và vua Duy Tân cũng được an táng tại đây.

7. LĂNG ĐỒNG KHÁNH

Lăng Ðồng Khánh là nơi an táng vua Đồng Khánh thuộc thôn Thượng Hai, xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế. Lăng nằm giữa khu lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức nên khi bạn đến đây, bạn có thể kết hợp tham qua cả 3 la7ng. Lăng được xây dựng từ năm 1888 đến năm 1923, mang lối kiến trúc phong kiến truyền thống và chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu giống như lăng Khải Định.

Có thể nói lăng tẩm cố đô Huế triều Nguyễn ở Huế là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc lăng mộ truyền thống Việt Nam. Điều độc đáo là phần lớn tác giả của các công trình kiến trúc phi thường này đều lại chính là các vị hoàng đế triều Nguyễn: Vua Gia Long, vua Minh Mạng tự thiết kế lăng tẩm của mình; vua Tự Đức thiết kế lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức; vua Khải Định cũng tự mình quy hoạch và chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng Ứng Lăng. Ngoài ra, khi đến đây, bạn có thể có cơ hội nghe thuyết trình về những giai thoại thú vị trong quá trình xây dựng những lăng tẩm này.
Hè rồi, xách balo lên và đi thôi nè!
Được tạo bởi Blogger.