Articles by "didauohue"

Hiển thị các bài đăng có nhãn didauohue. Hiển thị tất cả bài đăng

KINH NGHIỆM ĐI HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG TẠI HUẾ

Huế nổi tiếng không chỉ vì là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm, chùa chiềng, nhà thờ, mà Huế còn nổi tiếng vì có một thiên nhiên thơ mộng và vô cùng tươi đẹp. Có rất nhiều điểm đến thú vị và gần gũi thiên nhiên ở Huế, tuy nhiên có một khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp mà không phải khách tham quan nào cũng biết, đó là chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế.


LÀM SAO ĐỂ ĐI ĐẾN HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ

Nơi đây chỉ cách cố đô Huế chừng hơn 10km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, huyền Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trên đường đến chùa Huyền Không Sơn Thượng , bạn có thể ghé qua chùa Thiên Mụ, theo con đường dọc sông Hương, qua Văn Thánh, Võ Thánh, qua cầu Xước Dũ, rồi đi khoảng hơn 1km nữa rồi rẽ phải vào thôn Đồng Chầm. Từ đây, đi tiếp chừng 500m, đường này sẽ cắt ngang đường chính Huế, thẳng trước mặt sẽ thấy một cổng làng Văn hóa thôn Đồng Chầm. Qua cổng làng chừng 200 bạn có thể thấy bảng ghi tên chùa.

Nếu so với chục năm trước, khi đường lên Huyền Không Sơn Thượng Huế mới chỉ là lối mòn nhỏ chạy ngoằn nghèo băng qua dải rừng núi hiểm trở thì bây giờ, bạn không còn phải lo lắng về chặng đường gian nan này nữa. Đường hiện tại xây bê tông kiên cố khá đẹp, cả xe máy và ô tô đều có thể vào được.

HUYẾN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ CÓ GÌ NỔI BẬT?

Điểm ấn tượng đầu tiên là đường vào chùa uốn lượn quanh co, đường nay đã được cải tạo, nâng cấp khá thuận lợi cho du khách đến tham quan. Khuôn viên chùa là một khu vườn xanh ngắt với những cảnh quan kỳ ảo, đẹp như trong chuyện cổ tích. Một cây cầu gỗ bắc qua dòng suối nhỏ nở đầy bông súng tím ngát cùng những chậu hoa phong lan quí hiếm, được chọn trong 500 giỏ lan quý nuôi trồng ở vườn dưới sân chùa. Ngoài ra, chùa còn trồng thêm sứ, thiên tuế, tùng, bách…cổ thụ hàng trăm năm tuổi,. Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế mang 1 vẻ đẹp của kiến trúc cổ xưa. Bằng chứng cho thấy là chính điện mang lối kiến trúc nhà rường truyền thống của đất cố đô, lấy sự hòa hợp với thiên nhiên, với hồn dân tộc làm ý nghĩa chủ đạo. Ở đây, vai trò tín ngưỡng được làm nhẹ đi để chỉ tập trung vào không gian thiền "trong trẻo".

Chính điện ở đây là ngôi nhà nhỏ, giản dị, mái thấp và đơn sơ vách gió lùa. Tượng Phật đặt chính giữa gian mà có cảm giác lộ thiên giúp toả tinh thần hỷ xả tới mọi tâm linh, để ngay sau khi dâng hương làm lễ, ta đã có cảm giác thân thuộc với từng góc nhà. Chùa còn có nhà sinh hoạt để tiếp khách cho những dịp lễ lớn của nhà chùa. Điểm ấn tượng tiếp theo của Huyền Không Sơn Thượng Huế là khu vườn trúc. Khu vườn này dành cho du khách thích đàm đạo, bình thơ, ngắm gió trăng mây núi, là nơi các nhà thư pháp tập họp để luyện bút, phô chữ.

Về với Huyền Không Sơn Thượng Huế là về với đất trời bao la, là trải lòng với khung cảnh rừng núi, là tìm về với lối sống chân thật của bản thân. Khó có nơi nào có thể đem lại cho bạn cảm xúc yên bình này. Lúc đó, bạn mới có thể cảm nhận được con người và cành thiên nhiên dường như hòa làm một.

BIỂN TÂN CẢNH DƯƠNG - BÃI BIỂN HOT NHẤT XỨ HUẾ


Huế không chỉ nổi tiếng bởi quần thể đình, đài, lăng tẩm sơn son thết vàng, xa hoa lộng lấy hay lối kiến trúc độc đáo mà còn bởi những bãi biển xinh đẹp, tràn đầy nắng và gió…Hãy cùng chúng tôi lạc trôi 1 ngày đến bãi biển Tân Cảnh Dương Huế – một trong những bãi biển quyến rũ nhất xứ Huế theo sự bầu chọn của giới trẻ hiện nay.

CÁCH ĐI ĐẾN BIỂN TÂN CẢNH DƯƠNG HUẾ

Từ Huế theo QL1A xuôi về nam khoảng 70 cây số là đến địa bàn xã Lộc Tiến (Phú Lộc, rẻ trái thêm gần 8 cây số nữa sẽ đến biển Cảnh Dương, nằm cạnh cảng Chân Mây, thuộc xã Lộc Vĩnh. Bạn có thể đi taxi hoặc thuê xe máy để tiện cho việc di chuyển thăm quan của bạn ở bãi tắm Cảnh Dương. Nếu bạn đi theo nhóm thì cung đường này không quá khó. Nếu bạn di chuyển từ huế thì cứ chạy dọc theo Quốc lộ 1A hướng từ Huế – Đà Nẵng qua bảng “chốt kiểm dịch động vật & cảng Chân Mây”  thêm 100m thì rẽ trái là sẽ thấy ngay bãi biển.

BIỂN TÂN CẢNH DƯƠNG HUẾ MANG 1 VẺ ĐẸP HOANG DẠI

Bãi biển Tân Cảnh Dương Huế trải dài hơn 4 nghìn mét, với bờ cát trắng mịn trải dài trước mắt du khách một không gian khoáng đạt, hoang dại của thiên nhiên. Đến đây, bạn có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp nguyên sơ, hít thở môi trường không khí trong lành mát dịu, xua đi những mệt mỏi, căng thẳng sau 1 năm làm việc vất vả. Đôi khi, chỉ cần đứng ngắm nhìn ngư dân lao động hoặc thuê một chiếc thuyền nhỏ, lênh đênh trong sóng nhẹ ra khơi, tận mắt xem ngư dân câu cá, câu mực trên biển đã là quá đủ cho chuyến hành trình đến Huế.

CHƠI GÌ Ở BIỂN TÂN CẢNH DƯƠNG HUẾ?

Biển Tân Cảnh Dương Huế nghe có vẻ hoang sơ là thế nhưng ở đây có đầy đủ các loại dịch vụ cho du khách. Khá nhiều nhà hàng cung cấp gần như đầy đủ các dịch vụ , ở mỗi nhà hàng đều được trang trí bằng những vật dụng hết sức cool,và bạn sẽ bị mê mẩn bởi những khung cảnh có thể thoả thích sống ảo ở nơi đây. Bạn gái nào mê chụp hình thì không nên bỏ qua cảnh biển đêm ở đây. Ngoài ra, bạn có thể cùng người yêu đi dạo trên bờ biển ở đây.

Nếu bạn đi theo nhóm thì đây là địa điểm lý tưởng đấy. Có rất nhiều cửa hàng cho thuê ở đây, và tất cả mọi thứ bạn cần cho 1 buổi cắm trại thực thụ đều có sẵn.  Lều ở đây có rất nhiều kích cỡ, có cả lều dành cho 10 người, và giá chỉ trong khoảng 150,000 đến 300,000 cho 1 lều. Ở đây còn có cả wifi và cả thiết bị hát Karaoke kết nối wifi để bạn có thể thoả thích thể hiện tài năng và niềm đam mê ca hát của mình ngay trên bãi biển.Giá cả cũng rất phải chăng, chỉ 50,000đ /1h. Bạn nào thích đốt lửa trại thì cũng có luôn nhé! Quá tiện lợi đúng không nào?

ĂN GÌ Ở BIỂN TÂN CẢNH DƯƠNG HUẾ?

Những món ăn ngon dân dã, mộc mạc được chế biến công phu và vẫn giữ nguyên được hương vị biển đặc trưng. Du khách bị lôi cuốn bởi những món hải sản tươi sống và giá cả bình dân như ghẹ hấp, mực nướng, cá hanh, tôm,.. Đặc sản ở đây là món cua rang muối nhé. Cua ở đây có 1 hương vị đặc biệt là du khách ăn thử một lần sẽ khó quên. Ngoài những món hải sản, người dân ở đây còn có món bánh tráng mè đen, vả trộn tôm chấy,…  

Để tiện theo dõi, bài viết sẽ tổng hợp lại những hoạt động giải trí ở Cảnh Dương thú vị mà bạn có thể tham khảo như: đốt lửa trại + BBQ, ngủ liều, Café, Beach Bar – tổ chức DJ, live music khi các bạn yêu cầu và vào những ngày lễ, chụp ảnh, soi đèn bắt còng vào ban đêm, ngắm bình minh và hoàng hôn nơi bờ biển, thuê xe đạp khám phá thôn Cảnh Dương, mua hải sản từ ngư dân vào buổi sáng sớm, vui chơi các hoạt động thể thao trên biển

GIÁ CẢ DỊCH VỤ TẠI BIỂN TÂN CẢNH DƯƠNG HUẾ

+ Khách tham quan, tắm biển, tắm nước ngọt, sử dụng nhà vệ sinh, không sử dụng dịch vụ ăn uống: 30k/ người.
+ Giữ xe miễn phí cho khách có sử dụng dịch vụ tại Cảnh Dương Beachcamp.
+ Cắm trại qua đêm ở Cảnh Dương Beachcamp bạn có sẽ được cung cấp chăn, gối, chiếu, màn cùng hệ thống chiếu sáng,… 30k/người.
+ Giá củi: 50k/bó
+ Thuê lò than + than nướng + vỉ nướng: 50k.
+ Giá thuê lều ở lại qua đêm: Bao gồm: Chiếu, gối, chăn, dụng cụ vệ sinh buổi sáng
+ Lều 2 người: 100k ( ngày – đêm)
+ Lều 4 người: 180k (ngày – đêm
+ Trọn gói: 185k/người (dành cho nhóm tối thiểu 5 người) bao gồm: Ăn tối:
+ Lẩu tươi sống ( tự chọn ) + Khoai tây chiên + Nghêu hấp sả + Cơm chiên thập cẩm + Sò nướng mỡ hành.
+ Ăn sáng: Mì tôm / cháo / mì ốp la.

Thế nào, bạn đã hết băn khoăn, lo lắng khi không biết lựa chọn địa điểm nào để vi vu vào mùa hè này chưa? Còn chần chừ gì nữa mà không xách ba lô lên và đến khám phá, trải nghiệm những điều thú vị trong hành trình tuổi trẻ của chúng ta nào.

NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CHỈ CÓ Ở CHÙA THIỀN LÂM HUẾ

Chùa Thiền Lâm do Hoà thượng Hộ Nhẫn thành lập năm 1960 với hình hài ban đầu chỉ là một Cốc nhỏ. Đến hiện tại, chùa là quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc như tượng, tháp mộ, tháp Phật, nhà tăng chúng... ở nhiều vị trí khác nhau. Khác với bất kỳ những ngôi tự của Phật giáo Bắc Tông, chùa Thiền Lâm mở cửa đón đồ chúng bằng cổng chào mang phong cách Phật giáo Nam Tông, nhẹ nhàng nhưng ấn tượng.

Tương truyền rằng chùa Thiền Lâm lúc đầu thuộc Phủ chúa, vì thế khoảng năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu mời Hòa thượng Đại Sán từ Quảng Đông sang, Chúa  mời Hòa thượng về trú ở chùa Thiền Lâm. 


CHÙA THIỀN LÂM HUẾ- 1 TRONG NHỮNG NGÔI CHÙA ĐỘC ĐÁO BẬC NHẤT

Trước khi đi vào chùa, tại ngã ba ở chân đồi, du khách sẽ bắt gặp và ấn tượng với pho tượng "Thế Tôn khất thực" uy nghiêm cao khoảng 8 mét, trước khi gặp một con đường quanh co dẫn vào chùa. 

Khuôn viên của chùa khá đẹp. Bên trái khuôn viên chùa là ngôi bảo tháp màu trắng với đỉnh vàng cao vút, thanh thoát giữa nền trời xanh. Bảo tháp này có tầng dưới là chánh điện, tầng trên là Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng. Chính cấu trúc này đã gợi đến cảm giác “là lạ”, nhẹ nhàng và tĩnh tại toát lên từ những gì mà ngôi tự đang có. Trong chùa còn có khu vườn với những hòn non bộ cũng rất sống động, gồm nhiều tháp chuông vàng mang nhiều kích thước khác nhau.

Ngoài ra, bố cục phía dưới tháp là hình tròn cắt cạnh đều trước và sau. Phía sau nối thêm hậu điện thờ Phật và chỗ dành cho các chư Tăng hành lễ. Phía đỉnh tháp có dáng hình chuông úp ngược với đỉnh nhọn, được trang trí bằng các hoa văn, phù điêu giản dị. Hình dáng của bảo tháp này được mô phỏng theo kiểu chùa Sirimagalà, Myanmar. Trước khuôn viên của chùa, ngay phía dưới chân đồi, bên trái là bức tượng Ðức Phật toạ thiền, hướng mặt về phía Ðông. Cả bức tượng và toà sen cao 5,2 m, tôn trí 3 tầng trên bảo đài cao 9 m. 

Trong nội điện có bức tượng Ðức Phật Thích Ca cao 1,6m đặt trên bảo toạ cao tới hơn 2m và trong chánh điện có trưng bày một số tranh mô phỏng về cuộc đời Ðức Phật Thích Ca. Trong chùa còn có một đại hồng chung nặng tới 700kg  đặt ở tay trái. Cách bảo tháp chừng 10m về phía Đông là cổng tam quan không mái với biển nổi đắp dòng chữ: SAMÀDHIVARAVIHÀRA và có tên của chùa “Thiền Lâm tự “ bằng tiếng Việt.

Có thể nói, chùa Thiền Lâm là một trong những ngôi chùa độc đáo và lạ bậc nhất xứ Huế. Nếu bạn yêu thích di tích lịch sử, tại sao không 1 lần thử đến ngôi chùa này?

Ngoài những chùa chiền, lăng tẩm cổ kính hay những khu nghỉ dưỡng đẹp đến ngỡ ngàng, Huế còn có nhiều cảnh đẹp khác vẫn chưa được biết đến. Điểm đến tiếp theo trong hành trình đến Huế chính là Điện Hòn Chén. Cảnh đẹp này một mình nằm giữa bốn bề là rừng cây xanh mát, nằm bình yên bên dòng Hương giang huyền thoại. Đây là một di tích tôn giáo và cũng là một danh thắng nổi tiếng thuộc làng Hải Cát, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà. Nếu ai yêu cảm giác bình yên sau 1 những ngày làm việc cực nhọc thì đây là địa điểm cực kì lý tưởng.

ĐIỆN HÒN CHÉN- NƠI CÓ NHIỀU GIAI THOẠI BẬC NHẤT

Điện Hòn Chén nằm ở trên núi Ngọc Trản, có nghĩa là chén ngọc, mang hình dáng của một chiếc chén úp. Trong ngôi điện có thờ Thánh mẫu nương nương.
Nếu bạn bỏ thời gian một chút để tìm hiểu về những quần thể di tích ở cố đô Huế thì sẽ nhận ra rằng Điện Hòn Chén là nơi có nhiều giai thoại bậc nhất. Trong đó giai thoại trả lại chén ngọc rằng vua Minh Mạng ghé qua và đánh rơi chén ngọc xuống sông Hương thì có một con rùa to ngậm chén trả lại cho nhà vua. Khúc sông qua Điện Hòn Chén được xem là nơi sâu nhất của dòng sông Hương. Không ai biết người Chăm xưa đã dựng đền thờ cúng Thánh Mẫu Thiên Y Ana ở núi này từ bao giờ. Thời nhà Nguyễn, các vua, chúa tiếp tục tu sửa, mở rộng đền. Điện Hòn Chén có cả 10 công trình kiến trúc đặc biệt bao bọc xung quanh là sườn núi và hướng ra sông Hương, tạo nên một không gian cảnh sắc tuyệt trần.

LỄ HỘI ĐIỆN HÒN CHÉN TẠI HUẾ


Lễ hội Điện Hòn Chén diễn ra từ ngày 12- 14/8/2005 (tức là 8- 10/7 âm lịch), sẽ cử hành lễ hội Điện Hòn Chén tại làng Hải Cát, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Nếu bạn muốn tham gia cùng người dân địa phương thì nên đến Huế trong thời gian này. Mỗi năm có hơn 100 chiếc thuyền ghép lại thành những chiếc bè lớn gọi là bằng từ khắp cả nước đã đến Huế để dự lễ hội. Ngày lễ chánh tế sẽ được tổ chức trọng thể vào ngày 13/8, có lễ nghinh thần.

Nghe có vẻ rất thú vị đúng không? Ngoài việc được thưởng thức cảnh đẹp thì bạn còn có cơ hội hòa mình vào văn hóa nơi đây, cảm nhận hết cuộc sống tinh thần của con người nơi đây. Còn chần chờ gì nữa, hãy nhanh chân đến đây ngay cùng gia đình của mình nhé!


CÓ GÌ VUI KHI ĐẾN VỚI SUỐI NƯỚC NÓNG THANH TÂN HUẾ

Huế không chỉ có cảnh đẹp đến thơ mộng mà còn có những khu nghỉ dưỡng giúp tinh thần bạn trở nên thoải mái hơn khá nhiều. 1 địa điểm mới nổi trong giới trẻ đó là suối nước nóng Thanh Tân Huế. Nằm cách thành phố Huế 30km về phía Bắc, dưới chân dãy Trường Sơn. Dần dần, khu này đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng và cải thiện sức khỏe.


NGUỒN GỐC CỦA SUỐI NƯỚC NÓNG THANH TÂN HUẾ?

Nguồn suối khoáng nóng này được các nhà khoa học Pháp phát hiện ra năm 1928 và kể từ đó Suối nóng Thanh Tân được đưa vào nghiên cứu, ứng dụng làm nước giải khát phục hồi sức khỏe con người. Cho đến cuối năm 2000, khu du lịch suối nước nóng Thanh Tân Huế mới trở nên thông dụng và được nhiều người biết tới.


Khu du lịch suối nước nóng Thanh Tân Huế khá lớn với diện tích 50 ha. Bên cạnh những dãy núi cao ngất là những quả đồi được tạo hóa sắp xếp liền kề. Màu xanh của núi rừng, cây cỏ đã tạo cho khách cảm giác thư thái, dễ chịu ngay từ phút đầu tiên. Sát chân núi có dòng suối tự nhiên đẹp như tranh, có con đường uốn lượn. Đến đây, bạn thỏa sức vẫy vùng trong dòng suối ấm áp đang tỏa hơi mờ mịt hay trong suối nước khoáng tinh khiết lượn quanh đồi với nhiệt độ từ 35-42 độ C, trong hệ thống hồ đa dạng như hồ đôi, hồ gia đình, hồ bơi tạo sóng biển….

Với tiết trời se se lạnh này thì việc đi tắm nước nóng là 1 lựa chọn tuyệt vời đấy!

CẢNH HỮU TÌNH TẠI SUỐI NƯỚC NÓNG THANH TÂN HUẾ

Ngoài dòng suối nước nóng trong lành tuyệt vời, bạn còn có cơ hội ngắm những giỏ phong lan rừng tuyệt đẹp hay thưởng thức những ly trà nóng được chiếc xuất từ loại hoa chỉ được trồng tại Tất cả sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư giãn, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng.

Bên cạnh dịch vụ ngâm tắm nước suối nóng, tắm suối nước lạnh, tắm hương, tắm hoa… du khách đến suối nước nóng Thanh Tân Huế còn được xoa bóp, bấm huyệt và chơi các môn thể thao trên nước.

Với những ai đi cắm trại theo nhóm thì đây cũng là địa điểm lý tưởng. Sau nhiều giờ ngâm tắm, bụng đói cồn cào, bạn sẽ ngon miệng hơn với đĩa cá rô nuôi bằng nước khoáng, chiên ròn thơm phức trong những lều tranh xinh xắn bên hồ sen ngát hương.

Với những ai thích vận động, đây cũng là điểm đến tuyệt vời. Suối nước nóng Thanh Tân Huế còn có hình giải trí như: thể dục dụng cụ, cầu lông, đọc sách, câu cá cùng những hệ thống trò chơi mạo hiểm, hiện đại như zimline, trò chơi du dây mạo hiểm tự do, băng qua một quãng đường rừng dài 560m ở độ cao 45m so với mật đất. Trò chơi này thử thách nổi sợ về độ cao, khám phá sự mạo hiểm và cảm giác mạnh.




Quá thú vị cho chuyến nghỉ hè sắp tới của bạn đúng không, còn chần chờ gì nữa, lập nhóm đi ngay thôi nào!


LIỆU CÓ DỄ DÀNG KHI BẠN ĐI TỪ ĐÀ NẴNG ĐẾN HUẾ?

Bạn chuẩn bị đi du lịch? Bạn chọn Huế- Đà Nẵng cho chuyến đi mùa hè này của mình? Khoảng cách từ Đà Nẵng đi Huế bao nhiêu km? Từ Đà Nẵng đi Huế như thế nào? Đi bằng phương tiện gì? Mất bao lâu? Có muôn vàn câu hỏi hiện ra ngay trong đầu bạn lúc này. Để giảm bớt mối băn khoăn ấy, bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên một cách nhanh chóng. 


1. Huế cách Đà Nẵng bao nhiêu km?

Huế cách Đà Nẵng khoảng 100km, bạn sẽ mất tầm 2 giờ đến 2 giờ 30 phút để di chuyển tùy vào phương tiện bạn chọn. Xuất phát từ trung tâm thành phố Huế, bạn theo lộ trình đường Hùng Vương, Nguyễn Tất Thành để khi đến thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế sau đó cho xe đi thẳng vào đường Quốc lộ 1A. Từ đây chạy tuyến Quốc lộ này trong khoảng 56km tại thị trấn Lăng Cô bạn cho xe đi vào hầm Hải Vân độ dài khoảng 6.2 km là ra tới Đà Nẵng.

2. Phương tiện di chuyển từ Đà Nẵng đi Huế

Hiện nay có những loại phương tiện khác nhau giúp bạn di chuyển thuận tiện nhất từ Đà Nẵng đi Huế. Đứng đầu danh sách là xe khách.

Xe khách - xe du lịch từ Đà Nẵng đi Huế

Đây là lựa chọn phổ biến của hầu hết các bạn trẻ khi từ Đà Nẵng đi Huế. Bạn có thể ra bến xe phía nam Huế để bắt xe. Giá vé đi xe khách dao động khoảng 100.000VND, cực kì phù hợp túi tiền hầu hết mọi người. Dù đi xe khách có nhiều tiện lợi như thời gian nhanh, giá vẻ rẻ, tiện nghi nhưng nhược điểm là bạn không thể chiêm ngưỡng được cảnh đẹp thiên nhiên đèo Hải Vân nơi đây.

Taxi Đà Nẵng – Huế

Nếu có tài chính tốt thì bạn nên di chuyển bằng taxi từ Đà Nẵng đi Huế. Thông thường, taxi 5 chỗ đến Cố đô Huế là 1.150.000 đồng (một chiều, 100km) và 1.500.000 đồng (hai chiều, 200km); taxi 8 chỗ là 1.250.000 đồng (một chiều) và 1.700.000 đồng (hai chiều). Nếu bạn đi theo nhóm thì phương án này là hợp lí, các bạn có thể chia tiền ra cho nhau, vừa có không gian riêng tư thoải mái cho nhóm riêng của mình nữa. Ngoài ra nếu muốn tiết kiệm hơn chi phí và thoải mái trong chuyến đi, bạn nên sử dụng dịch vụ đi ghép xe của Đi Chung Taxi  từ Đà Nẵng - Huế trọn gói chỉ từ 180.000 đồng. 

Tàu hỏa từ Đà Nẵng đi Huế

Tuyến đường sắt từ Đà Nẵng đi Huế khoảng 110 km. mỗi ngày có khoảng 6 chuyến, thời gian di chuyển trung bình từ 2h30 phút đến 3h30 phút. Có 6 tàu gồm SE2, SE4, SE6, SE20, SE22, và TN2.  Mỗi cabin được thiết kế với máy điều và chỗ ngồi thoải mái. Giá vé tàu thường là từ 70.000 đồng đến 120.000 đồng tùy từng tàu và loại ghế khác nhau. Đi tàu hỏa là 1 lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên trên hành trình di chuyển của mình đấy nhé!

Xe buýt Đà Nẵng - Huế

Một số hãng xe tư nhân cũng đã phát triển dịch vụ xe bus để tạo thuận lợi cho hành khách. Một số dịch vụ xe bus bạn có thể tham khảo như:

Dịch vụ Open Bus của Daily Travel

Khởi hành 08h30 mỗi ngày, đón khách tại khách sạn hoặc nhà riêng. Đây là dạng xe du lịch đời mới, có nước uống trên xe. Xe đưa khách thăm quan tất cả điểm đến theo lịch trình tour, khách tự túc mua vé thăm quan và ăn uống. Thu phí hướng dẫn viên 50.000đ/ khách hoặc đăng ký tour trọn gói thì chi phí là 750.000đ/ khách.

Xe bus của Danangtravelmart

Có 2 chuyến 1 ngày: Sáng xuất phát lúc 8h30 và Chiều xuất phát lúc 14h30. - Giá vé là 150.000đ/khách, xe đón tận nơi các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng. Bạn nhớ canh ra trạm xe cho đúng giờ để không bị trễ chuyến nhé

Xe máy Đà Nẵng – Huế

Với phượt thủ, xe máy luôn là lựa chọn hàng đầu. Bạn sẽ có nhiều thời gian chiêm nghiệm, thích đi thì đi thích dừng thì dừng, quá ư là hợp lý cho những ai thích ngắm cảnh và chụp hình sống ảo. Nếu đi xe máy từ Đà Nẵng ra Huế và ngược lại, bạn có thể đi đường đèo hoặc đường hầm.
Nếu đi theo đường đèo Hải Vân, bạn có thể dừng tại lưng đèo để ngắm Lăng Cô, Hải Vân quan,…Tuy nhiên, đoạn đường này dễ xảy ra cướp giật nên bạn cần cẩn thận, tốt nhất không nên đi vào buổi sáng quá sớm hoặc quá khuya. 

1 phương án khác cho những bạn ngại đi đèo thì có thể đi đường hầm Hải Vân. Nếu đi đường hầm, bạn chạy xe đến gần đường hầm, gửi xe máy tại văn phòng của ban quản lý đường hầm đèo Hải Vân. Xe tải sẽ đưa xe máy của bạn qua cửa hầm bên kia, còn bạn sẽ đi xe trung chuyển và nhận lại xe tại cửa hầm bên kia. Việc di chuyển bằng xe máy yêu cầu bạn phải có tay lái vững và có sự chuẩn bị từ trước những trường hợp có thể xảy ra như thủng lốp, hư xe, hết xăng. Tốt nhất các bạn nên nghiên cứu và lên kế hoạch thật kĩ nếu dung phương án này để di chuyển nhé.

Đây là những cách đi từ Đà Nẵng đi Huế. Chúc các bạn có 1 chuyến đi thật vui và ý nghĩa. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết khác về địa điểm du lịch Huế nhé, chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều đấy! 

KHÁM PHÁ VẺ MA MỊ TẠI THÀNH PHỐ MA Ở HUẾ


Câu ca “Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ” còn vang đâu đây như nhắc nhớ cho những ai đã từng đến Huế. Huế thật đẹp nhưng điều khiến Huế không thể lẫn với các vùng miền khác đó là “Huế mộng mơ”. Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được đó là nét dịu dàng pha lẫn trầm tư của cảnh vật và con người nơi đây. Huế có nhiều cảnh đẹp mà trầm buồn và thành phố ma ở Huế cũng là 1 trong số đó. Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác lạ khi đi du lịch thì nên 1 lần đến đây.

CÁCH ĐI THÀNH PHỐ MA TẠI HUẾ


Từ tỉnh lộ 49B từ Huế về phía Đà Nẵng, đi qua làng An Bằng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, sẽ thấy địa danh "thành phố ma ở Huế" với hàng trăm ngôi mộ lớn nhỏ đủ kiểu dáng. Hầu hết người dân ở đây ai cũng biết. Có người còn nói: “Cứ thấy nơi mô nghĩa địa cao hơn nhà ở thì đó là làng An Bằng. Bạn sẽ bị choáng ngợp với cảnh tượng nơi đây. Những ngôi nhà nơi đây được thiết kế theo kiến trúc biệt thự sang trọng, trong sân là những chiếc xe tay ga, ô tô đời mới.

Theo người dân nơi đây kể lại, An Bằng lúc xưa là một làng chài nghèo, cuộc sống người dân nhờ vào những chiếc thuyền đánh cá nhỏ. Thế nhưng đến khoảng những năm 1989 – 1990, khi Nhà nước bắt đầu cho người Việt định cư ở Mỹ gửi tiền, hàng về giúp đỡ người thân trong nước thì ngôi làng này thay da đổi thịt nhanh chóng. Cuộc sống đổi mới một cách nhanh chóng. Với quan niệm “sống cái nhà, thác cái mồ”, những người dân ở đây đã đua nhau xây dựng lăng mồ với kiến trúc đồ sộ, quy mô bậc nhất cả nước.

Ý tưởng những lăng mộ thành phố ma ở Huế đều lấy mẫu thiết kế chung từ lăng Khải Định, nhiều lăng mộ thiết kế như lăng mộ vua chúa, cũng tam quan với mái ngói lưu ly, câu đối, bia đá, trụ biểu, la thành... rực rỡ sắc màu nhờ bàn tay người thợ khảm sành sứ giỏi. Điều này phản ánh nét tâm lý đặc trưng của người Việt đó là sự quan tâm, chăm sóc và tôn trọng những người đã khuất trong gia đình của mình. Tuy nhiên, điều gây khó hiểu là chi phí xây dựng lên tới cả tỉ đồng trong khi thu nhập một năm của một ngư dân nơi này có thể chỉ ở mức vài chục triệu đồng.

Những ngôi mộ tại thành phố ma ở Huế đã có dịp lên báo nước ngoài vì sự hoành tráng của nó. Nếu có dịp, hãy đến đây trải nghiệm 1 lần cảm giác hơi ghê ghê nhưng bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những lối kiến trúc tuyệt đẹp.


CẬP NHẬT TẤT TẦN TẬT GIÁ VÉ THAM QUAN HUẾ 2019

Huế từng là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn, nổi tiêng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiên trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên, đây quả thật là một di sàn văn hoá vật thể và tính thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý, một miền văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. 1. Ngày nay, càng nhiều bạn trẻ chọn Huế làm điểm dừng chân số 1 tại dãy đất miền Trung cho chuyến du lịch hè cuả mình. Để giúp các bạn có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về ngân sách, bài viết sau sẽ liệt kê đầy đủ và chi tiết nhất giá vé tham quan Huế ở những khu du lịch nổi tiếng.

1. Hoàng Cung Huế (Đại Nội – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế)

+ Trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): 30.000đ/lượt
+ Người lớn: 150.000đ/lượt
+ Khách từ 60 tuổi trở lên: 60.00đ/lượt

2. Các lăng: Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định

+ Trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): 20.000đ/lượt
+ Người lớn: 100.000đ/lượt
+ Khách từ 60 tuổi trở lên: 50.00đ/lượt

3. Các lăng: Gia Long, Thiệu Trị, Đồng Khánh, Điện Hòn Chén

+Trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): miễn phí
+ Người lớn: 40.000đ/lượt

4. Cung An Định; đàn Nam Giao

+ Trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): miễn phí
+ Người lớn: 20.000đ/lượt

5. Phí tham quan theo tuyến tham quan tại Huế

Tuyến 03 điểm: Hoàng Cung Huế – lăng Minh Mạng – lăng Khải Định
+ Trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): 55.000đ/lượt
+ Người lớn: 280.000đ/lượt
Tuyến 04 điểm: Hoàng Cung Huế – lăng Minh Mạng – lăng Tự Đức - lăng Khải Định
+ Trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): 70.000đ/lượt
+ Người lớn: 360.000đ/lượt

6. Giá vé gộp theo tuyến tham quan tại Huế

Tuyến 03 điểm (Hoàng Cung Huế - Minh Mạng - Khải Định): 280.000đ/ người lớn & trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): 55.000đ/lượt
Tuyến 04 điểm (Hoàng Cung Huế - Minh Mạng – Tự Đức - Khải Định): 360.000đ & trẻ em (từ 7 – 12 tuổi): 70.000đ/lượt

7. Giá vé xem nghệ thuật tại Huế (đối với các suất diễn tại Nhà hát Duyệt Thị Đường):

Vé lẻ xem biểu diễn nghệ thuật Nhã nhạc (ca múa cung đình -tuồng cung đình): 100.000đ/1 người / 01 vé( có khuyến mãi 01 chai nước suối)

Giờ biểu diễn: Buổi sáng: Từ 10’h – 10h 30′

Buổi chiều:Từ 14h 30′ – 15h

LƯU Ý VỀ GIÁ VÉ THAM QUAN HUẾ


Giá vé tham quan Huế áp dụng chung cho người Việt Nam & nước ngoài.

Miễn phí tham quan đối với các ngày lễ, tết; đối với người khuyết tật đặc biệt nặng; trẻ em từ 6 tuổi trở xuống; học sinh các trường tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tham quan ngoại khóa hàng năm có đăng ký với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế, khách đặc biệt có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Giảm 20%, 50% phí tham quan đối với các trường hợp là thân nhân liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người cao tuổi...

Để biết thêm thông tin chi tiết về các quy định liên quan đến mức phí tham quan và chính sách miễn, giảm dành cho các đối tượng khi đến tham quan di tích lịch sử văn hóa thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, xin vui lòng tham khảo thêm tại Trang thông tin điện tử của Trung tâm BTDTCĐ Huế: www.huedisan.com.vn, hoặc www.hueworldheritage.org.vn.

Vé được bán tại cổng các điểm di tích hoặc liên hệ trực tiếp tại:
Văn phòng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Địa chỉ: Tam Toà, 23 Tống Duy Tân, Tp. Huế, Việt Nam
Điện thoại: 0234.3530840 - 0234.3523237 - 0234.3512751 - Fax: 84.234.3526083
Email: huedisan@gmail.com

Quá dễ dàng cho bạn tính toán ngân sách đúng không nào? Còn bây giờ, chỉ việc xách balo lên và đi thôi!
XEM THÊM: CÁCH KHÁM PHÁ THÀNH PHỐ MA Ở HUẾ

ĐI DU LỊCH BỤI Ở HUẾ 1 MÌNH, TẠI SAO KHÔNG?

Bạn muốn chụp ảnh “deep”? Bạn muốn có 1 chuyến du lịch Cố đô mãn nhãn lẫn “mãn kiến thức”? Bạn thích đi trải nghiệm 1 mình mà không muốn ai làm phiền? Bạn vẫn đang sợ liệu rằng có ổn không khi đi du lịch bụi ở Huế 1 mình? Đừng lo, với bài viết sau, chắc hẳn bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều lần cho chuyến đi của mình đấy!

Cách di chuyển đến Huế

Thời tiết ở Huế được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa ít mưa. Trong đó, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 tới cuối tháng 12 và mùa ít mưa kéo dài từ cuối tháng 12 đến khoảng tháng 4 năm sau. Cho nên thời gian đẹp nhất để đến nơi đây là tháng 11 hoặc từ tháng 5 đến tháng 9 đấy nhé!
Để tiết kiệm thời gian, bạn nên đi máy bay với 2 hãng hàng không Vietnam Airlines & VietJet Air đáp tới sân bay Phú Bài (Huế) hoặc sân bay Đà Nẵng. Còn nếu muốn ngắm nhìn toàn cảnh đất nước thì bạn có thể đi tàu hỏa nha.

Đi từ sân bay Phú Bài về trung tâm Huế bạn có thể đi bằng taxi hoặc book xe 4 chỗ với giá 250k tới các khách sạn tại trung tâm Huế. Tại sân bay Huế cũng có xe bus trung chuyển khách từ sân bay về thành phố Huế với giá 50k. Nếu bạn xuống sân bay Đà Nẵng (cách Huế 120km), di chuyển khoảng 2h đồng hồ bằng ô tô qua hầm Hải Vân.

Để di chuyển trong thành phố thì bạn có thể thuê xe máy với giá từ 100-200.000k/ngày để thuận lợi cho việc tham quan, ngoài ra bạn có thể thử đi xích lô để cảm nhận được khung cảnh bình dị và mộc mạc nơi đây vào ban đêm.

Du lịch bụi ở Huế thì nên đi đâu?

Nghe ca trù trên sông Hương:

Nếu bạn là người yêu thích âm nhạc và những văn hóa của nhân loại thì việc nghe ca trù là sự lựa chọn đúng đắn. Dòng sông Hương thơ mộng cũng là niềm tự hào của du lịch Huế. Ca trù Huế chính là một nét đẹp văn hóa phi vật thể truyền thống xứng đáng được tôn vinh của văn hóa Việt Nam.
Ca trù thường diễn ra vào buổi tối và giá vé tầm 50K, bạn sẽ được ngồi trên thuyền nhìn ngắm kinh thành cổ trong đêm và nghe những giai điệu mang bạn quay về quá khứ hàng trăm năm trước.

Các lăng tẩm ở Huế

Đến Huế mà không đến thăm các lăng tẩm thì bạn sẽ hối tiếc lắm đấy. Bạn sẽ tận mắt ngắm nhìn những công trình cổ xưa huy hoàng này là thiếu sót vô cùng lớn. Các lăng tẩm của các đời vua ở Huế đều có nét riêng và những câu chuyện lịch sử thú vị. Tuy nhiên các lăng tẩm thường cách xa nhau và không nằm trong trung tâm thành phố. Bạn nên dành thời gian tự lái xe để đến những địa điểm này nha, sẽ là 1 trải nghiệm cực hay ho đó.  

Đồi Vọng Cảnh

Nằm cách thành phố khoảng 7 km. Từ Đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được sự nên thơ của thành phố Huế đặc biệt là khu Lăng tẩm của các vua Nguyễn và dòng sông Hương chảy ngang thành phố. Bạn có thể đem theo dụng cụ chụp ảnh và làm vài tấm selfie tại đây thì rất tuyệt vời đấy nhé!

Cầu ngói Thanh Toàn

Đi du lịch bụi ở Huế mà không đến những chỗ lạ lạ thì tiếc lắm đấy. Cầu ngói Thanh Toàn là một trong những địa điểm du lịch bạn phải đến khi du lịch Huế. Cây cầu tọa lạc tại Làng Thanh Toàn của, xã Hương Thủy thành phố Huế. Cây cầu có nhiều giá trị lịch sử lắm đấy nhé!

Văn miếu Huế

Văn miếu nằm trên đỉnh một ngọn đồi thuộc xã Hương Long, tp Huế. Là công trình được lập ra để tôn vinh Nho học. Văn miếu có bút tích của vua Minh Mạng và Thiệu Trị cùng với 32 chú rùa cõng văn bia bằng đá cẩm thạch, ghi danh của 239 vị tiến sỹ đỗ đầu bảng của những hội thi được tổ chức dưới triều Nguyễn. Nếu bạn đủ yêu lịch sử thì hãy ghé đây, chắc chắn sẽ học hỏi được rất nhiều.

Vọng Hải Đài – Thác Đỗ Quyên

Vọng Hải Đài là nơi cao nhất khu công viên, nơi có chuông Vọng Đài, đến đây bạn có thể đến và vọng lên hồi chuông giữ núi rừng. Thác Đỗ Quyên là một trong những con thác trứ danh của khu công viên, dòng thác trắng xóa đổ xuống vách đá cao nhiều tầng tạo nên một cảnh tượng khá hung vĩ, có thể làm bạn choáng ngợp đấy!

Vịnh Lăng Cô

Bạn có biết là vịnh Lăng Cô là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới chưa? Đây phải là top list trong những nơi mà bạn cần đến khi đi du lịch bụi ở Huế đấy nhé! Đã có rất nhiều du khách từ khắp mọi nơi đến đây và ca ngợi vẻ đẹp với nước biển trong vắt, cát trắng mịn và khung cảnh đẹp như trong tranh thủy mặc luôn

Bí quyết du lịch Huế không bị chặt chém

Chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho chuyến du lịch Huế

Khi đi du lịch, đặc biệt là du lịch bụi ở Huế 1 mình thì bạn cần nghiên cứu thật kĩ những vật dụng mà mình sẽ đem nhé. Bạn bắt buộc phải có những thứ như kính râm, áo mưa, ô dù và cả nón nữa vì những mặt hàng này tại các điểm du lịch Huế thường có giá gấp mấy lần. Bên cạnh đó, hãy mang theo cho mình 1 bình đựng nước và thức ăn phòng trường hợp những quán ăn hay quán nước gần khu di tích nâng giá đồ ăn, thức uống.

Nên đặt phòng khách sạn trước

Bạn có thể tham khảo khách sạn ở booking.com hoặc traveloka nhé. Những trang web này là những nơi đặt phòng khá uy tín và có những feedback chân thật nhất cho bạn đó. Bạn có thể biết rõ về chất lượng phòng, giá cả của căn phòng, địa chỉ khách sạn gần các khu di tích …

Không quên hỏi giá trước khi mua món đồ gì đó

Một thực tế là chúng ta rất hay quên hỏi giá cả trước khi ăn uống, mua sắm và sử dụng các dịch vụ. Hầu hết những những nơi ở trên đều kê hóa đơn cao hơn nhiều so với giá cả của mặc hàng đó, nhất là những quán bán đồ ăn và nước giải khát. Để tránh tình trạng bị chặt chém như trên, bạn có thể hỏi thăm những người đi trước để biết được những quán ăn và chỗ mua sắm uy tín. Hoặc có thể tham khảo ngay những bài viết hướng dẫn trong blog của chúng tôi.

Chuẩn bị số điện thoại đường dây nóng

Vì là đi du lịch bụi ở Huế 1 mình nên bạn cần chuẩn bị cho mình danh sách những số điện thoại cần thiết cho trường hợp khẩn cấp nhé. Ngoài ra bạn có thể lưu lại trong danh bạ điện thoại của mình một vài đường dây nóng của các cơ quan chức năng chuyên ngành để khi bị chặt chém có thể liên hệ trợ giúp. Đây cũng là cách để du khách phản ánh đến cơ quan chức năng về tình trạng du lịch, giá cả du lịch đắt đỏ, ăn uống chặt chém để được xử lý kịp thời.

Nên chọn mua đặc sản Huế ở nơi sản xuất

Theo kinh nghiệm khi đi du lịch bụi ở Huế vào dịp Tết của những người đi trước, bạn nên mua đặc sản tại chỗ sản xuất luôn, vừa rẻ vừa an toàn vừa chất lượng nữa. Hãy đến những làng chài ven biển, đầm để mua những mặt hàng hải sản về làm quà hay chọn những làng nghề truyền thống để mua đặc sản trực tiếp từ họ…

1 số lễ hội ở Huế bạn có thể tham khảo và chọn đúng ngày lễ mà mình thích để tham gia nhé

– Lể giỗ tổ nghề kim hoàn: ngày 7 và 27 tháng 2 âm lịch.
– Lễ hội truyền thống ngành ca nhạc Huế: ngày 16 tháng 3 và 16 tháng 10 âm lịch.
– Lễ tế Tổ Nghề thêu: ngày 12 tháng 1 và ngày 4 tháng 6 âm lịch.
– Lễ tế Đình Phú Hòa: ngày 16 & 17 tháng 2 âm lịch.
– Lễ tế Đình Vĩnh An: ngày 19 và 20 tháng Chạp âm lịch.
– Lễ hội Điện Huệ Nam ( Điện Hòn Chén): đầu tháng 3 và tháng 7 âm lịch.
– Lễ tế giỗ tổ Ngành Tuồng: giữa tháng 3 và tháng 7 âm lịch.
– Festiavl Huế: 2 năm 1 lần, 12 ngày đầu quý II.
– Hội Đua Thuyền: 26 tháng 3 và ngày 2 tháng 9 dương lịch.
– Lễ hội vật Làng Sình: ngày 10 tháng 1 âm lịch.
– Lễ hội đâm trâu: đầu năm âm lịch.
XEM THÊM:  TỪ HỘI AN ĐI HUẾ BAO NHIÊU KM?
XEM THÊM: ĐIỂM DANH NHỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI VỀ NGUỒN HUẾ


Lịch trình chi tiết du lịch Huế 2 ngày cho những ai đang bận rộn

Huế- vùng đất kinh thành với nhiều giá trị kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc là điểm đến lý tưởng cho mùa hè này. Bạn đang có ý định vi vu đến đây ư? Đừng bỏ lỡ cơ hội chộp ngay những kinh nghiệm du lịch Huế 2 ngày mà chúng tôi dành riêng cho những cô nàng văn phòng bận rộn nhé. Lịch trình có tâm đến từng chi tiết luôn đó!

Nên đi Huế khi nào?

Từ tháng 3 đến tháng 8 là mùa khô ở Huế vì thế nên khá oi bức, nhiệt độ có lúc lên đến 40 độ C. Còn từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau lại là mùa mưa ở Huế. Tuy nhiên vào các tháng giao giữa mùa khô và mùa mưa bạn có thể chọn để đến Huế đó là vào các tháng 7,8,9 lúc này Huế vẫn mưa nhưng không quá nhiều, và thời tiết khá mát mẻ để tham quan. Ngoài ra từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 2 cũng là thời điểm tuyệt vời để đến đây!

Tại sao du lịch Huế tự túc?

Nếu bạn đã chán sự ồn ào náo nhiệt của thành phố đông đúc, chán những cảnh bon chen, tranh giành, tấp nập mỗi ngày thì đây sẽ là kì nghỉ tuyệt vời. Nếu bạn không rủ được bạn bè thì cứ xách balo lên và đi thôi, trải nghiệm thử cảm giác đi bụi 1 mình xem nào. Đặc biệt, đi du lịch Huế vào cuối tháng 4 sẽ được dự Festival Huế diễn ra từ ngày 27/4-2/5 nhé. Thời gian này Huế cũng thu hút rất nhiều khách du lịch dự Lễ hội. Bạn có thể hòa vào dòng người tại đây để trải nghiệm Festival Huế thú vị như thế nào.

Phương tiện đến Huế

Xe khách: Đây là sự lựa chọn hàng đầu. Vé xe nằm trong tầm 500k/ lượt thôi.
Tàu hỏa: Đây là phương tiện khiến bạn có thể ngắm cảnh đất nước qua từng chặng đường. Giá vé tàu từ Hà Nội hay từ Sài Gòn cũng tầm 700k ghế và từ 900k cho giường nằm.
Máy bay: Đương với những bạn hơi chật vật vì thời gian như mình thì máy bay vân là phương tiện mình ưu tiên chọn vì tính nhanh chóng. Nếu bạn săn được vé tốt thì giá cũn chỉ ngang với vé tàu thôi.

Phương tiện di chuyển tại Huế

Bạn có thể thuê xe máy với giá từ 120k-200k/ngày, xăng tự đổ, việc thuê xe máy ở Huế khá dễ dàng và thuận tiện không khó như ở Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bạn có thể liên hệ nhờ khách sạn thuê hộ, hoặc dạo bộ ở các con phố khu vực trung tâm. Còn nếu bạn có chi phí dư dả thì có thể đi taxi hoặc xe ôm. Ngoài ra, du khách thường hay đi xích lô trong nội thành để cảm nhận được sự bình lặng của Huế.


Ở đâu tại Huế?

Khách sạn Phong Nha Huế: 10/10 Đường Nguyễn Tri Phương, phường Phú Nhuận, TP. Huế. Giá phòng từ 230k/phòng/đêm.
Thiên Đường Hotel Huế: 47 Nguyến Thái Học, TP Huế. Giá phòng từ 320k /phòng/đêm
Liberty Hotel Huế: 10/25 Hai Bà Trưng, Thành phố Huế. Giá phòng từ 225k
Ngoài ra, Huế có khá nhiều homestay đẹp với các phong cách đa dạng khác nhau, giá lại rất phải chăng. Bạn có thể tham khảo vài địa điểm sau:
Déjà vu: 191/3 Điện Biên Phủ, Tp. Huế. Giá từ 150k – 450k

Mosaic Garden: Kiệt 11, Thôn Vân Dương, Xã Thủy Vân, Thị Xã Hương Thủy. Giá từ 200k – 600k
Vu Homestay: Minh Mạng, Tp. Huế. Giá phòng từ 150k – 300k
April Hostel: 11 Nguyễn Thái Học, P. Phú Hội, Tp. Huế

Lịch trình du lịch Huế 2 ngày chi tiết

Ngày 1: KHÁM PHÁ CỐ ĐÔ- CHÙA THIÊN MỤ- CHỢ ĐÔNG BA- LĂNG TẨM- CẦU TRÀNG TIỀN

Bạn nên dậy sớm để thưởng thức món bún bò trứ danh tại đây. Sau đó, hãy đến tham quan Đại Nội Huế.  Đại Nội là khu vực tử cấm thành, xưa nay là nơi của vua quan ở  làm việc, ăn ở và sinh hoạt. Diện tích của khu tử cấm thành này rất rộng bạn sẽ mất cả buổi sáng để tham quan đó.

Từ Đại Nội, điểm đến kế tiếp là chùa Thiên Mụ - vẻ đẹp ngôi chùa cổ linh thiêng ở Huế. Ngọn tháp bảy tầng mang nét cổ kính, khuôn viên ngôi chùa yên tĩnh, mát mẻ. Đến chùa Thiên Mụ bạn nên thắp một nhén nhang để tỏ lòng tôn kính và cầu mong mọi đều may mắn đến với gia đình.

Bạn muốn ngắm sông Hương ư? Đừng lo, đứng ở chùa, bạn cũng được ngắm dòng sông Hương thơ mộng, mềm mại và nhẹ nhàng.

Đến trưa, bạn nên dùng bữa tại chợ Đông Ba. Tại đây, có vô vàn các món ăn vặt và món đặc sản. Ngoài ra, nơi đây cũng là nơi bán khá nhiều đặc sản Huế, bạn có thể mua quà về cho gia đình, người thân và bạn bè.
Sau bữa trưa, điểm dừng chân tiếp theo là Lăng Vua Khải Định, Lăng Vua Tự Đức, Lăng Vua Minh Mạng. Đây là 3 lăng tiêu biểu gắn liền với lịch sử của các vị vua, kiến trúc đẹp và độc đáo. Một công trình kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Đông – Tây tinh xảo.
Image result for lăng vua khải định
Tối đến, hãy đi dạo trên cầu Tràng Tiền bắt qua sông Hương. Cầu Tràng Tiền được xây dựng khá lâu đời, được nhiều lần xây sửa lại để nên dáng hình như ngày hôm nay. Nếu bạn không thích đi vào buổi tối, bạn có thể đến vào buổi sáng sớm để ngắm cảnh sương sớm ở đây, ban đêm ngắn đèn lung linh huyền ảo.

Ngày 2: THƯỞNG THỨC ẨM THỰC HUẾ

Lịch trình tiếp theo cho chuyến du lịch Huế 2 ngày của bạn là Nhà vườn An Hiên. Đây là ngôi nhà rường đẹp nhất ở Huế, bước vào khu vườn bạn sẽ cảm nhận được sự thanh bình của cuộc sống, hương vị cố đô và thưởng thức những trái cây trong vườn.
Ngoài ra, Biệt phủ Ngọc Sơn Công Chúa là ngôi nhà vườn danh tiếng ở cố đô Huế, có sức hấp dẫn đối với du khách. Điều thú vị đầu tiên của phủ thờ công chúa Ngọc Sơn khách với các phủ thờ khác chính là không có kiến trúc cổng tam quan. Mà lối vào phủ thờ được thiết kế từ phía sau ngôi nhà bởi một con đường uốn lượn giữa hai hàng chè tàu và hai hàng cau.

Buổi chiều, hãy dành thời gian cho chiếc bao tử của mình. Bạn có thể dạo quanh con đường Trần Quang Khải, bạn sẽ thướng thức rất nhiều món cơm chiên, phở, hủ tiếu,… và các món ẩm thực Huế như bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, nem lụi ở quán Hạnh.

Ăn gì khi du lịch Huế?

·Thưởng thức bánh bèo nậm lọc bà Đỏ, địa chỉ số 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Phú Cát, Tp. Huế.
·Quán bún thịt nướng, nem lụi Huế ở chợ trước cổng Chợ Đông Ba ngon nổi tiếng có giá bình dân khoảng 12k/ bát.

· Bún bò Huế ở khu chợ Cống, đường Nguyễn Công Trứ, quán chị gái số 3 Lê Huân…

· Bún mắm Nêm Mệ Thẻo đường Bà Triệu, O Tý, đường Chi Lăng…
· Quán chè Hẻm ở đường Hùng Vương, đường Phan Bội Châu, hay quán chè Trương Định…
· Bánh khoái nổi tiếng nhất ở bánh khoái Lạc Thiện (Ngã ba Trần Hưng Đạo – Đinh Tiên Hoàng), một số quán cũng ngon ở đường Mai Thúc Loan (có giá bình dân).
· Cơm hến ở đường Hàn Mạc Tử hoặc đường Trương Định, Cung An Định…

Nên mua gì làm quà khi du lịch Huế?

Huế nổi tiếng với nem, chả, tôm chua, mè xững, các loại bánh…ở chợ Đông Ba, Bến Ngự, Tây Lộc. Đồ lưu niệm như nón Huế, đồ chạm trổ bằng gỗ, tượng bằng đồng…ở đường Trần Hưng Đạo, cửa hàng bán mỹ nghệ Bội Trân…Mua đồ lụa, đồ thêu số 81 Trần Hưng Ðạo, chuyên sản xuất và cung cấp tranh thêu nghệ thuật cao cấp.

Hy vọng, những chia sẻ chi tiết về lịch trình du lịch Huế 2 ngày của bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn có 1 chuyến đi nhiều niềm vui và ý nghĩa nhé!
XEM THÊM:  TỪ HỘI AN ĐI HUẾ BAO NHIÊU KM?
QUÊN LỐI VỀ VỚI NHỮNG QUÁN CAFE ĐẸP Ở HUẾ



Được tạo bởi Blogger.