NHỮNG LĂNG TẨM CỐ ĐÔ HUẾ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẤT

CẬP NHẬT NGAY TIN TỨC VỀ NHỮNG LĂNG TẨM CỐ ĐÔ HUẾ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NHẤT

Đối với người Á Đông, lăng mộ là biểu tượng của một cuộc sống khác, cuộc sống vĩnh hằng. Vì vậy, lăng mộ chính là “ngôi nhà của thế giới bên kia”. Và lăng tẩm cố đô Huế là nơi thể hiện rõ nhất điều này. 
Ngoài chùa chiềng, đền điện, núi đồi, những hồ nước thơ mộng, Huế ngày nay vẫn còn bảo tồn được 7 khu lăng mộ lớn của các vị hoàng đế, hoàng hậu. Hầu hết đều phân bố ở vùng rừng núi phía tây và tây nam thành phố. Dù chỉ tồn tại trong vòng 143 năm (1802 – 1945) với 13 đời vua nhưng triều đại nhà Nguyễn lại có khá nhiều lăng tẩm được xây dựng. Tất cả đều có quy mô lớn và mang những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, triết học…

1. LĂNG GIA LONG

Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng) là khu lăng tẩm đầu tiên của vương triều Nguyễn. Vua Gia Long là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Ông đã giúp Việt Nam mở rộng bờ cõi phía Nam, cải cách bộ máy nhà nước phong kiến bằng việc không lập hai chức Tể Tướng và Hoàng Hậu, lập bộ luật Quốc Triều Hình Luật. 

Lăng Gia Long được xem là lăng có vị trí đẹp nhất bởi thế núi dáng sông bề thế trong các lăng tẩm cố đô Huế, được suy tính kĩ càng với tổng diện tích quy hoạch lên đến 2.875ha. Để đến thăm Lăng Gia Long ta phải đến bến đò Kim Ngọc, xuống thuyền qua sông Hương khoảng vài cây mới đến được ngọn đồi bên bờ, nơi lăng ngự. Lăng chính của vua Gia Long và hoàng hậu nằm tựa lưng vào núi, lấy ngọn Đại Thiên Thọ sơn làm tiền án, hướng mặt về nam. Xung quanh lăng có đến 42 ngọn núi lớn nhỏ chầu về, địa thế vô cùng hùng vĩ, khoáng đạt. Bên phải là khu tẩm điện thờ Hoàng đế và Hoàng hậu. Bên trái là Bi Đình, là tấm bia lớn khắc “Thánh Ðức Thần Công” do vua Minh Mạng soạn ra nhằm ca ngợi vua cha được chạm khắc tinh tế, sắc sảo.

2. LĂNG MINH MẠNG

Ngoài Gia Long, Vua Minh Mạng là người có nhiều đóng góp đối với công việc mở mang đất nước, đưa đất nước ta lên hàng mạnh nhất trong các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Làm vua được 7 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn lăng cho mình. Quá trình xây lăng cực kì gian nan khi phải mất 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng. Lăng được khởi công năm 1840 và hoàn thành 3 năm sau đó.  Không thua kém gì những lăng tẩm cố đô Huế khác, các công trình kiến trúc của lăng Minh Mạng được bố trí thẳng hàng hoặc đăng đối hai bên trục thần đạo, dài hơn 700m với nhiều thay đổi về cao độ để tạo ra những khoảng không gian đột biến. Đây là khu lăng nổi tiếng với vẻ đẹp cân chỉnh và thâm nghiêm. Bạn có thể dễ dàng đến đây khi lăng chỉ cách thành phố Huế khoảng 14 km.

3. LĂNG THIỆU TRỊ

Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng), được xây dựng năm 1847-1848 ở vùng núi Thuận Đạo, lưng dựa vào vùng núi Thiên An, mặt hướng về sông Hương, cận kề lại có nhiều khu lăng mộ hoàng gia khác như lăng Hiếu Đông (của thân mẫu vua Thiệu Trị), lăng Cơ Thánh (của thân sinh vua Gia Long) và điện Hòn Chén ở phía bờ sông đối diện. Lăng không có la thành, hai trục Lăng và Tẩm được bố trí song song với nhau, tổng diện tích quy hoạch hơn 400ha.

4. LĂNG TỰ ĐỨC

Khác với 3 khu lăng đầu triều, lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được xây dựng từ năm 1864-1867, sau khi vua băng hà năm. Cận kề cũng có nhiều khu lăng mộ khác như lăng Đồng Khánh (Tư Lăng), lăng Kiên Thái Vương, …với tổng diện tích hơn 220ha. 

Một chút giai thoại về lăng này, khi cho xây công trình này, đã làm hao tốn một lực lượng lớn của cải và công sức của nhân dân, khiến cho biến loạn diễn ra, để tạ lỗi với nhân dân, ông đã cho đổi tên thành chữ “Khiêm” tức “khiêm tốn”. Sau khi ông mất thì đổi tên thành Khiêm Lăng cho đến ngày nay. Lăng Tự Đức có nét đẹp thơ mộng vì ông vốn dĩ là người mơ mộng, văn chương, nghệ sĩ.

5. LĂNG KHẢI ĐỊNH 

Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm..Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được xem là lăng tẩm có kiến trúc độc đáo nhất so với cả 7 lăng tẩm cố đô Huế

Lăng Khải Định mất 11 năm để hoàn thành với thiết kế theo kiến trúc phương Tây. Về mặt tổng thể, lăng Khải Định có hình chữ nhật cao 127 bậc, ảnh hưởng của rất nhiều nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo,…

6. LĂNG DỤC ĐỨC

Lăng vua Dục Đức (An Lăng) được xây dựng cuối thế kỷ XIX với vị trí chọn lựa ngẫu nhiên, quy mô không lớn và ít đặc sắc về kiến trúc, nhưng đây là khu lăng nằm ngay trong thành phố, sau vua Thành Thái và vua Duy Tân cũng được an táng tại đây.

7. LĂNG ĐỒNG KHÁNH

Lăng Ðồng Khánh là nơi an táng vua Đồng Khánh thuộc thôn Thượng Hai, xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế. Lăng nằm giữa khu lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức nên khi bạn đến đây, bạn có thể kết hợp tham qua cả 3 la7ng. Lăng được xây dựng từ năm 1888 đến năm 1923, mang lối kiến trúc phong kiến truyền thống và chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu giống như lăng Khải Định.

Có thể nói lăng tẩm cố đô Huế triều Nguyễn ở Huế là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc lăng mộ truyền thống Việt Nam. Điều độc đáo là phần lớn tác giả của các công trình kiến trúc phi thường này đều lại chính là các vị hoàng đế triều Nguyễn: Vua Gia Long, vua Minh Mạng tự thiết kế lăng tẩm của mình; vua Tự Đức thiết kế lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức; vua Khải Định cũng tự mình quy hoạch và chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng Ứng Lăng. Ngoài ra, khi đến đây, bạn có thể có cơ hội nghe thuyết trình về những giai thoại thú vị trong quá trình xây dựng những lăng tẩm này.
Hè rồi, xách balo lên và đi thôi nè!
Labels:

Đăng nhận xét

[blogger]
Được tạo bởi Blogger.